|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khuynh hướng tầng bậc và tiếp cận hệ thống trong thiết kế đô thị là gì?

16:39 | 09/12/2019
Chia sẻ
Khuynh hướng tầng bậc và tiếp cận hệ thống trong thiết kế đô thị đã góp phần tạo lập mô hình phát triển không gian kiến trúc - cảnh quan đô thị.
anh1

Hình minh hoạ (Nguồn: dothivietnam)

Khuynh hướng tầng bậc và tiếp cận hệ thống trong thiết kế đô thị

Khái niệm

- Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, do nhiều nhà nghiên cứu đô thị học Tây Âu đề xướng như Peter Samithson, nhóm SAR, nhóm 10..

Không gian đô thị là bộ khung - hệ thống các không gian thành phần, được phân loại theo quan điểm công năng, sử dụng như không gian trung tâm công cộng, không gian giao thông, không gian ở, cây xanh, khu công nghiệp; 

Theo quan điểm xã hội học, gồm không gian giao tiếp công cộng đô thị, không gian của nhóm cộng đồng dân cư; 

Theo nguyên tắc tạo hình, gồm hệ không gian trống, không gian đường phố, quảng trường, cảnh quan thiên nhiên và tổng thể kiến trúc đô thị như công trình công cộng, nhà ở, vv..,

- Căn cứ vào tính chất, qui mô sử dụng, hệ thống các không gian đô thị được tổ chức theo cấu trúc tầng bậc, phân cấp từ cơ sở đến qui mô đô thị, vùng lãnh thổ: không gian trung tâm công cộng gồm hệ thống không gian các cấp vùng, đô thị, khu vực, hệ không gian cư trú gồm các cấp nhóm nhà, tiểu khu, khu ở... không gian giao thông gồm đường phố chính, đường liên khu vực, đường nội bộ;

Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm

Khuynh hướng tiếp cận hệ thống và tầng bậc đã góp phần tạo lập mô hình phát triển không gian kiến trúc - cảnh quan đô thị.

Phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ, gắn chặt với quá trình xây dựng và phát triển đô thị hiện đại thế giới với sự ra đời các đô thị ở các dạng chuỗi, tuyến tính, hướng tâm, đa tâm, đô thị vệ tinh, vv.. ở các nước trên thế giới vào những năm giữa thế kỉ XX. 

- Hạn chế

Tuy nhiên đô thị được thiết kế theo hệ thống tầng bậc của không gian đã chưa phản ánh và đáp ứng được những yêu cầu phát triển đa dạng của xã hội. 

Do đó vào những năm của thập kỉ 60-70 của thế kỉ trước, khuynh hướng này được chuyển thể theo hướng thiết kế đô thị theo cấu trúc phi tầng bậc (do Christopher Alexander khởi xướng), không gian đô thị, được tổ chức theo hướng đa chức năng, không phân cấp, phù hợp với qui luật phát triển của xã hội đô thị.

(Tài liệu tham khảo: Thiết kế Đô thị, TS.KTS. Lê Trọng Bình, 2006, Đại học Kiến trúc Hà Nội)

Diệu Nhi