|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khuynh hướng nhân văn trong thiết kế đô thị là gì? Đặc trưng

16:15 | 09/12/2019
Chia sẻ
Theo khuynh hướng nhân văn, đô thị được xây dựng và phát triển không theo mô hình định trước hoặc với sự kiểm soát phát triển ở mức thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt của cộng đồng dân cư đô thị.
81b761265e723b07

Hình minh hoạ (Nguồn: armacad)

Khuynh hướng nhân văn trong thiết kế đô thị

Khái niệm

Theo khuynh hướng nhân văn, đô thị được xây dựng và phát triển không theo mô hình định trước hoặc với sự kiểm soát phát triển ở mức thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt của cộng đồng dân cư đô thị.

Trong đó

Thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức không gian đô thị, "nghệ thuật tạo lập và bảo tồn môi trường vật thể đô thị"; "nghệ thuật thiết kế mọi thứ vật thể thuộc về đô thị, trừ các công trình kiến trúc, xây dựng" (Jonathan Barnett, M. Perfect & G. Power,Anh).

Thiết kế đô thị là qui trình, phương pháp thiết kế độc lập tách biệt vừa là cầu nối giữa với qui hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc, có đối tượng là tổng thể đô thị hoặc khu đô thị; là thiết kế chi tiết xây dựng các tổng thể kiến trúc đô thị.

Thiết kế đô thị là mục tiêu vừa là nội dung có tính xuyên suốt, thuộc về phạm trù qui hoạch xây dựng đô thị, gắn với quá trình xây dựng và phát triển đô thị. Thiết kế đô thị là trình tự, phương pháp vừa là sản phẩm của nghệ thuật tổ chức không gian đô thị.

Đặc trưng của đô thị 

Đặc thù của không gian đô thị theo khuynh hướng nhân văn mang tính đa năng, sử dụng hỗn hợp, không phân biệt rạch ròi các khu chức năng đô thị, có bố cục kiến trúc - cảnh quan đa dạng, có sự tham gia của mọi loại hình kiến trúc của cộng đồng, kế thừa những giá trị kiến trúc truyền thống.

Christopher Alexander (Mỹ) đã chuyển thể của khuynh hướng trên với lí thuyết " cực tăng trưởng". Lí luận trên coi không gian đô thị là tổng thể thống nhất, không thể chia cắt, phát triển liên tục, từng bước, không thể định trước, có qui luật riêng của nó, gắn với đời sống hàng ngày của dân cư đô thị và chỉ có đô thị truyền thống là đáp ứng được đặc điểm này. 

Thiết kế đô thị không phải tạo mô hình phát triển mới mà là quá trình hoàn thiện không gian đô thị truyền thống theo qui luật tăng trưởng của nó.

Hạn chế

Tồn tại của khuynh hướng nhân văn là thiếu định hướng phát triển lâu dài, làm nẩy sinh mâu thuẫn, xung đột về nhiều mặt trong đời sống của xã hội đô thị và tình trạng khó kiểm soát đối với những đô thị có qui mô lớn, làm cho đô thị phát triển không bền vững.

(Tài liệu tham khảo: Thiết kế Đô thị, TS.KTS. Lê Trọng Bình, 2006, Đại học Kiến trúc Hà Nội)



Diệu Nhi