|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Không khớp (Mismatch) là gì? Không khớp trong các lĩnh vực tài chính

20:28 | 21/05/2020
Chia sẻ
Không khớp (tiếng Anh: Mismatch) là thuật ngữ chỉ trường hợp tài sản và nợ phải trả trên bản cân đối của một công ty không phù hợp hay không đồng nhất với nhau, thường được phân tích trong các tình huống liên quan đến quản lí tài sản có - tài sản nợ.

Không khớp (Mismatch) là gì? Không khớp trong các lĩnh vực tài chính - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Không khớp

Khái niệm

Không khớp hay không phù hợp, không đồng nhất trong tiếng Anh là Mismatch.

Không khớp là thuật ngữ chỉ trường hợp tài sản và nợ phải trả trên bản cân đối của một công ty không phù hợp hay không đồng nhất với nhau, thường được phân tích trong các tình huống liên quan đến quản lí tài sản có - tài sản nợ. 

Có nhiều kịch bản có thể dẫn đến hiện tượng không khớp đối với tài sản có và tài sản nợ, như lãi suất, dòng tiền, ngày đáo hạn và khi chuyển đổi các loại tiền tệ.   

Lí do xuất hiện hiện tượng không khớp giữa tài sản và nợ phải trả là khác nhau tùy thuộc vào chủ thể. Điều quan trọng là các tổ chức phải quản lí hiện tượng không khớp vì nếu các tài sản nợ lớn hơn nhiều so với tài sản có, thì họ có thể phải chịu thiệt hạt lớn, thậm chí dẫn đến phá sản.   

Đặc điểm Không khớp 

Không khớp là một yếu tố quan trọng để xem xét trong các khía cạnh khác nhau của ngành tài chính. 

Không khớp liên quan đến sự phù hợp về tài sản có và tài sản nợ của một chủ thể, có phạm vi rộng lớn và có thể được sử dụng trong nhiều khía cạnh của tài chính doanh nghiệp, cũng như trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. 

Khái niệm cơ bản về việc khớp tài sản có và tài sản nợ là tìm cách đảm bảo rằng một số tài sản có sẵn đang phát triển phù hợp với các khoản nợ nhất định của công ty.  

Các công ty thẩm định và bảo hiểm là những chủ thể điển hình hoạt động dựa trên việc quản lí tài sản có – tài sản nợ, cùng với chuyên môn cao của mình trong việc tránh các trường hợp không khớp giữa các mục ở hai bên bảng cân đối này. 

Các công ty khác cũng cần phải quản lí bất kì trường hợp không khớp nào xảy ra, để đảm bảo tài sản của họ có thể đáp ứng được các khoản nợ của họ. 

Trong thị trường đầu tư, nhiều lí thuyết và phương pháp đầu tư khác nhau đã được xây dựng xung quanh việc khớp tài sản có – tài sản nợ, với mục tiêu đạt hiệu quả tài chính.   

Không khớp trong các lĩnh vực tài chính

 - Đối với các công ty bảo hiểm 

Các công ty bảo hiểm là người sử dụng qui trình khớp tài sản có – tài sản nợ phổ biến nhất. Các công ty này cung cấp các sản phẩm bảo hiểm yêu cầu thanh toán dưới dạng phí bảo hiểm cho các khoản yêu cầu bồi thường khi xảy ra tai nạn. 

Theo cách này, các công ty bảo hiểm cần phải quản lí tài sản của họ sao cho phù hợp với các nghĩa vụ nợ của họ; tránh xuất hiện tình trạng tài sản có và tài sản nợ không khớp với nhau.

Các khoản nợ phải trả là các khoản tiền cho các yêu cầu bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm.   

 - Đối với các công ty 

Các công ty có tài sản thường tìm cách tận dụng lợi nhuận từ các tài sản đầu tư để tái đầu tư thêm vào doanh nghiệp hoặc có thể trả các khoản nợ nhất định. 

Do đó, các công ty có thể chọn đối sánh một số tài sản nhất định với các khoản nợ nhất định sao cho lợi tức của tài sản đầu tư có sẵn phù hợp để trả lãi và các khoản thanh toán nợ gốc cho các khoản nợ. 

Loại hình khớp tài sản này là một phần tích hợp của quản lí bảng cân đối kế toán.  

 - Trong danh mục đầu tư 

Trong đầu tư, việc khớp tài sản có - tài sản nợ thường được gọi là đầu tư theo Nghĩa vụ nợ (hay đầu tư thâm dụng nợ). Loại chiến lược này được sử dụng trong các quĩ hưu trí và các sản phẩm đầu tư khác.  

Các quĩ hưu trí thường tìm cách đầu tư vào các khoản đầu tư rủi ro thấp để đảm bảo các tài sản được duy trì và có sẵn để phân phối khi có yêu cầu.    

(Theo Investopedia)

 

Lê Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.