|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kế hoạch an ninh bến cảng (Port Facility Security Plan - PFSP) là gì?

14:57 | 06/01/2020
Chia sẻ
Kế hoạch an ninh bến cảng (tiếng Anh: Port Facility Security Plan, viết tắt: PFSP) là một nội dung được qui định trong bộ luật ISPS.
Kế hoạch an ninh bến cảng (Port Facility Security Plan - PFSP) là gì? - Ảnh 1.

Kế hoạch an ninh bến cảng (Port Facility Security Plan - PFSP) (Ảnh: Maritime Cyprus)

Kế hoạch an ninh bến cảng (Port Facility Security Plan - PFSP)

Kế hoạch an ninh bến cảng - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Port Facility Security Plan, viết tắt là PFSP.

Kế hoạch an ninh bến cảng là một bản kế hoạch được xây dựng để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ bến cảng, tàu, người, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh. (Theo Marine Insight)

Bộ luật ISPS qui định: Kế hoạch an ninh bến cảng phải được lập và duy trì, trên cơ sở đánh giá an ninh bến cảng, cho mỗi bến cảng, thích hợp cho giao tiếp tàu với bến cảng. Kế hoạch phải đưa ra các qui định đối với ba cấp độ an ninh. 

Kế hoạch an ninh bến cảng phải được Chính phủ kí kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền của họ, phê duyệt.

Nội dung Kế hoạch an ninh bến cảng theo ISPS

1. Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa đưa vào bến cảng hoặc lên tàu vũ khí hoặc bất các hóa chất và thiết bị nguy hiểm nào dự định sử dụng vào mục đích tấn công người, tàu hoặc bến cảng và việc vận chuyển chúng là bất hợp pháp;

2. Các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng;

3. Các qui trình đối phó đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh kể cả các qui định về việc duy trì những hoạt động khẩn cấp của bến cảng hoặc giao tiếp tàu/cảng;

4. Các qui trình tuân thủ hướng dẫn an ninh bất do Chính phủ kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, đưa ra ở cấp độ an ninh 3;

5. Các qui trình sơ tán trong trường hợp có sự đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;

6. Nhiệm vụ của nhân viên bến cảng được phân công trách nhiệm về an ninh và nhiệm vụ của những người khác trong bến cảng về các lĩnh vực an ninh;

7. Các qui trình về phối hợp với các hoạt động an ninh của tàu;

8. Các qui trình về soát xét định và cập nhật kế hoạch;

9. Các qui trình về báo cáo sự cố an ninh;

10. Nhận biết Nhân viên An ninh Bến cảng, kể cả chi tiết liên lạc 24/24 giờ;

11. Các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin trong kế hoạch;

12. Các biện pháp được thiết lập để đảm bảo an ninh hiệu quả đối với hàng hóa và thiết bị làm hàng trong bến cảng;

13. Các qui trình đánh giá Kế hoạch an ninh bến cảng;

14. Các qui trình ứng phó trong trường hợp hệ thống báo động an ninh tàu tại bến cảng hoạt động;

15. Các qui trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bờ của thuyền viên hoặc thay đổi nhân sự cũng như việc tiếp cận của khách lên tàu, kể cả đại diện của các tổ chức phúc lợi thuyền viên và công đoàn. (Theo Bộ luật ISPS)

Hoàng Huy