|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bộ luật ISPS (International Ship and Port Facilities Sucurity - ISPS) là gì?

11:23 | 06/01/2020
Chia sẻ
Bộ luật ISPS (tiếng Anh: International Ship and Port Facilities Sucurity, viết tắt: ISPS) là Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng.
Bộ luật ISPS (International Ship and Port Facilities Sucurity - ISPS) là gì? - Ảnh 1.

Bộ luật ISPS (International Ship and Port Facilities Sucurity - ISPS) (Ảnh: Marine Insight)

Bộ luật ISPS (International Ship and Port Facilities Sucurity - ISPS)

Bộ luật ISPS - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là International Ship and Port Facilities Sucurity, viết tắt là ISPS.

Bộ luật ISPS hay còn gọi là Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng được bổ sung và sửa đổi dựa trên Công ước quốc tế về an toàn cuộc sống trên biển (SOLAS) về các thỏa thuận an ninh cho tàu, bến cảng và các cơ quan chính phủ có liên quan. 

ISPS Có hiệu lực vào năm 2004, quy định trách nhiệm cho các chính phủ, công ty vận tải, nhân viên tàu và nhân viên cảng. Đây là cơ sở để phát hiện các mối đe dọa an ninh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng đến tàu hoặc sử dụng trong thương mại quốc tế. (Theo Marine Insight)

Bộ luật ISPS là thành quả chỉ sau hơn một năm làm việc tích cực của ủy ban An toàn Hàng hải IMO và Nhóm Công tác An ninh Hàng hải kể từ khi phiên họp lần thứ 22 của Đại hội đồng, tháng 11 năm 2001, thông qua nghị quyết A.924(22) về việc xem xét lại các biện pháp và qui trình ngăn ngừa các hành động khủng bố đe dọa an ninh của hành khách, thuyền viên và an toàn tàu.

Mục đích của ISPS

- Thiết lập một khuôn khổ quốc tế liên quan đến việc hợp tác giữa các Chính phủ ký kết, các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và cảng để phát hiện, đánh giá các mối đe dọa an ninh và có các biện pháp ngăn ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng đến tàu và bến cảng được sử dụng trong thương mại quốc tế; 

- Thiết lập vai trò và trách nhiệm tương ứng của tất cả các bên liên quan, ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để đảm bảo an ninh hàng hải; 

- Đảm bảo sự so sánh và trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thông tin liên quan đến an ninh; 

- Cung cấp phương pháp luận cho việc đánh giá an ninh để có các kế hoạch và qui trình ứng phó với những thay đổi về cấp độ an ninh; 

- Đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp và tương xứng được thực hiện. 

Những mục đích này phải đạt được bằng cách chỉ định các sĩ quan, nhân viên thích hợp trên mỗi tàu, trong mỗi bến cảng và trong mỗi công ty vận tải biển để chuẩn bị và triển khai các kế hoạch an ninh được phê duyệt cho mỗi tàu và cảng. (Theo ISPS Code)

Hoàng Huy