|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng Repo nghịch đảo (Reverse Repurchase Agreement - RRP) là gì?

12:02 | 08/04/2020
Chia sẻ
Hợp đồng Repo nghịch đảo (tiếng Anh: Reverse Repurchase Agreement, viết tắt: RPP) là việc mua tài sản với thỏa thuận sẽ bán chúng với giá cao hơn vào một ngày cụ thể trong tương lai.
Hợp đồng Repo nghịch đảo (Reverse Repurchase Agreement - RRP) là gì? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: WallstreetMojo)

Hợp đồng Repo nghịch đảo

Khái niệm

Hợp đồng Repo nghịch đảo hay thỏa thuận mua lại nghịch đảo trong tiếng Anh là Reverse Repurchase Agreement, viết tắt là RPP.

Hợp đồng Repo nghịch đảo (RPP) là việc mua tài sản với thỏa thuận sẽ bán chúng với giá cao hơn vào một ngày cụ thể trong tương lai. 

Đối với bên bán chứng khoán (và đồng ý mua lại trong tương lai), đó là hợp đồng repo; còn đối với đầu kia của giao dịch (là bên mua chứng khoán và đồng ý bán trong tương lai), thì đó là một hợp đồng repo nghịch đảo. 

Các repo được phân loại là một công cụ thị trường tiền tệ, và chúng thường được sử dụng để huy động vốn ngắn hạn.

Hợp đồng repo nghịch đảo sử dụng như thế nào?

Hợp đồng repo nghịch đảo là điểm kết thúc của người mua trong hợp đồng repo. Những công cụ tài chính cũng được gọi là các khoản vay thế chấp, mua/bán lại các khoản vay và bán/mua lại các khoản vay. 

Repo nghịch đảo thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp như các tổ chức cho vay hoặc nhà đầu tư để cho các doanh nghiệp khác vay vốn ngắn hạn trong lúc gặp vấn đề về dòng tiền. 

Về bản chất, người cho vay mua một tài sản, thiết bị kinh doanh hoặc thậm chí là cổ phiếu trong công ty của người bán và tại một thời điểm trong tương lai, bán lại tài sản đó với giá cao hơn. 

Giá cao hơn thể hiện sự quan tâm của người mua khi cho người bán vay trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng. Tài sản mà người mua có được đóng vai trò là tài sản thế chấp, chống lại mọi rủi ro mặc định từ người bán mà nó phải đối mặt. 

RRP ngắn hạn có rủi ro tài sản thế chấp nhỏ hơn RRP dài hạn, vì trong dài hạn, tài sản được giữ làm tài sản thế chấp có thể thường mất giá, gây ra rủi ro tài sản thế chấp cho người mua RRP.

Một ví dụ lớn về RRP, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) sử dụng repo và repo nghịch đảo để cung cấp sự ổn định trong thị trường cho vay thông qua các nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Giao dịch repo nghịch đảo được Fed sử dụng ít thường xuyên hơn so với repo. Vì repo đưa tiền vào hệ thống ngân hàng khi nó thiếu, trong khi repo nghịch đảo vay tiền từ hệ thống khi có quá nhiều thanh khoản. Fed tiến hành hợp đồng repo để duy trì chính sách tiền tệ dài hạn và đảm bảo mức thanh khoản của vốn trên thị trường. 

Hợp đồng Repo nghịch đảo ba bên

Một phần hoạt động kinh doanh của repo và repo nghịch đảo đang phát triển, vì các nhà điều hành quản lí tài sản thế chấp của bên thứ ba đang cung cấp dịch vụ để phát triển RRP, thay mặt cho các nhà đầu tư để cung cấp tài chính nhanh chóng cho các doanh nghiệp có nhu cầu. 

Vì một tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn đôi khi rất khó tìm, các doanh nghiệp đang tận dụng các tài sản này như một giải pháp chất lượng cho việc mở rộng và mua lại thiết bị, thông qua việc sử dụng repo ba bên, dẫn đến cơ hội repo nghịch đảo cho các nhà đầu tư. Điều này được gọi là tối ưu hóa và hiệu quả quản lí tài sản thế chấp. 

Các yếu tố của hợp đồng repo nghịch đảo

RRP khác với mua/bán lại tài sản. Hợp đồng mua/bán lại đưa ra dẫn chứng hợp pháp cho từng giao dịch riêng lẻ, tạo ra sự tách biệt rõ ràng trong từng giao dịch. Theo cách này, mỗi giao dịch có thể tự đứng vững một cách hợp pháp mà không cần đến sự thúc ép của bên còn lại. 

Thay vào đó, RRP thì có từng giai đoạn được chứng minh hợp pháp trong cùng một hợp đồng và đảm bảo tính sẵn có và quyền lợi đối với từng giai đoạn của hợp đồng.

Cuối cùng, trong RRP, mặc dù tài sản thế chấp về bản chất được mua, nhưng nói chung, tài sản thế chấp không bao giờ thay đổi vị trí thực tế hoặc quyền sở hữu thực tế. Nếu người bán vỡ nợ, tài sản thế chấp mới cần phải được chuyển giao thực tế.

(Theo Investopedia)

Ích Y