|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng hoán đổi lạm phát (Inflation Swap) là gì? Cách thức hoạt động Hợp đồng hoán đổi lạm phát

14:46 | 12/12/2019
Chia sẻ
Hợp đồng hoán đổi lạm phát (tiếng Anh: Inflation Swap) là một hợp đồng được sử dụng để chuyển giao rủi ro lạm phát từ một bên sang bên còn lại thông qua việc trao đổi các dòng tiền cố định.
GettyImages-182177306-5824a9a21fc0454b9dfb377154dce991

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Hợp đồng hoán đổi lạm phát

Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi lạm phát trong tiếng Anh là Inflation Swap.

Hợp đồng hoán đổi lạm phát là một hợp đồng được sử dụng để chuyển rủi ro lạm phát từ bên này sang bên khác thông qua trao đổi các dòng tiền cố định. 

Trong hợp đồng hoán đổi lạm phát, một bên đồng ý trả dòng tiền có lãi suất cố định trên một khoản tiền gốc danh nghĩa và bên còn lại đồng ý trả dòng tiền có lãi suất thả nổi dựa trên một chỉ số lạm phát chẳng hạn như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). 

Bên trả theo lãi suất thả nổi sẽ phải thanh toán số tiền bằng với tỉ lệ điều chỉnh lạm phát nhân với số tiền gốc danh nghĩa. 

Khoản tiền gốc thường sẽ không được đổi chủ và mỗi dòng tiền là một nhánh của hợp đồng hoán đổi. Nhánh của hợp đồng hoán đổi là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hai dòng tiền mà hai bên hợp đồng thỏa thuận sẽ trả.   

Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi lạm phát 

Ưu điểm của hợp đồng hoán đổi lạm phát là nó cung cấp một ước tính tương đối chính xác về tỉ lệ lạm phát "hòa vốn" của thị trường. 

Về mặt khái niệm, tỉ lệ lạm phát "hòa vốn" của thị trường là tỉ lệ lạm phát dự kiến của thị trường, cách định giá cho tỉ lệ này dựa trên thỏa thuận giữa người mua và người bán (giữa cung và cầu) để giao dịch tại một tỉ lệ được qui định. Trong trường hợp này, tỉ lệ được qui định là tỉ lệ lạm phát dự kiến.     

Nói một cách đơn giản là hai bên tham gia hợp đồng hoán đổi lạm phát sẽ đi đến một thỏa thuận dựa trên tỉ lệ lạm phát mà mỗi bên dự kiến có thể xảy ra trong thời hạn hợp đồng. 

Giống như hợp đồng hoán đổi lãi suất, các bên trao đổi dòng tiền dựa trên số tiền gốc danh nghĩa (số tiền này không thực sự được trao đổi), tuy nhiên thay vì phòng ngừa rủi ro đầu cơ hay rủi ro lãi suất, hợp đồng hoán đổi lạm phát chỉ tập trung vào rủi ro lạm phát.   

Hợp đồng hoán đổi lạm phát được sử dụng bởi các chuyên gia tài chính để giảm thiểu (hoặc phòng ngừa) rủi ro lạm phát và lợi dụng biến động giá cả để nâng cao lợi thế của họ.   

Cách thức hoạt động Hợp đồng hoán đổi lạm phát 

Một bên trong hợp đồng hoán đổi lạm phát sẽ nhận được một khoản thanh toán khả biến (thả nổi) theo tỉ lệ lạm phát và sẽ phải trả một khoản tiền theo lãi suất cố định định trước.

Bên còn lại sẽ thanh toán khoản tiền điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát trên và nhận khoản thanh toán có lãi suất cố định. Số tiền danh nghĩa sẽ được sử dụng để tính toán các dòng tiền thanh toán. 

Hợp đồng hoán đổi không trả lãi định kì là loại phổ biến nhất, ở đó dòng tiền chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn.   

Cũng như các giao dịch hợp đồng hoán đổi khác, hợp đồng hoán đổi lạm phát ban đầu có hai giá trị ngang bằng nhau. Khi lãi suất và tỉ lệ lạm phát thay đổi, giá trị của các khoản thanh toán thả nổi của hoán đổi sẽ tăng lên hoặc giảm xuống. 

Tại một thời điểm qui định trước, giá trị thị trường của hợp đồng hoán đổi sẽ được tính toán, một bên trên hợp đồng sẽ gửi tài sản đảm bảo cho bên còn lại tùy thuộc vào giá trị của hợp đồng hoán đổi.   

Ví dụ về Hợp đồng hoán đổi lạm phát 

Nhà đầu tư A mua một thương phiếu, đồng thời, ông A cũng tham gia vào một hợp đồng hoán đổi lạm phát. Thương phiếu này cung cấp cho nhà đầu tư một lãi suất LIBOR thực cộng với tỉ lệ chênh lệch tín dụng và tỉ lệ lạm phát khả biến. 

Bằng cách tham gia vào một hợp đồng hoán đổi lạm phát, nhà đầu tư đã biến yếu tố lạm phát của thương phiếu từ thả nổi sang cố định. 

Ông sẽ nhận được một khoản thanh toán theo tỉ lệ cố định và sẽ phải trả một khoản tiền với tỉ lệ thả nổi dựa trên tỉ lệ lạm phát.    

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.