Hổ kinh tế (Tiger Economy) và Hổ châu Á (Asian Tigers) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: static.abcteach
Hổ kinh tế
Khái niệm
Hổ kinh tế trong tiếng Anh là Tiger Economy.
Hổ kinh tế là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một số nền kinh tế đang bùng nổ ở châu Á. Các các con hổ kinh tế bao gồm Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hổ châu Á trong tiếng Anh là The Asian Tigers, là thuật ngữ thường được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ hổ kinh tế.
Những con hổ kinh tế là những nền kinh tế tăng trưởng cao, đã chuyển từ các xã hội nông nghiệp của những năm 1960 sang các quốc gia công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia thường được thúc đẩy nhờ xuất khẩu đi kèm với thị trường tài chính và thị trường thương mại tinh vi.
Ví dụ Singapore và Hong Kong là quốc gia của hai trong số các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Đôi khi Trung Quốc được nhắc đến như một con hổ châu Á, nhưng đã tách khỏi nhóm này để trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hổ mới châu Á hay hổ con châu Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, là những nền kinh tế phát triển chậm hơn so với các con hổ châu Á, nhưng cũng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm qua.
Sự phát triển các con hổ kinh tế
Nhờ nhận được một lượng lớn đầu tư nước ngoài, các con hổ châu Á đã tăng trưởng đáng kể từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Các quốc gia đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997 và 1998, một phần xuất phát từ chi phí trả nợ khổng lồ và sự phân phối của cải không công bằng, với hần lớn của cải nằm trong sự kiểm soát của một số ít nhóm người đứng đầu.
Kể từ cuối những năm 1990, các con hổ kinh tế đã phục hồi tương đối tốt và là nhà xuất khẩu lớn của công nghệ và điện tử. Sức ảnh hưởng của các con hổ châu Á có thể sẽ tăng lên trong những năm tới.
Nhiều trong số các con hổ kinh tế được coi là nền kinh tế mới nổi, nghĩa là những nền kinh tế không có mức độ hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kế toán và qui định chứng khoán như các nền kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản). Tuy nhiên, các thị trường mới nổi thường có cơ sở hạ tầng tài chính, bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và một loại tiền tệ riêng.
Ví dụ, các con hổ châu Á đã hạn chế nhập khẩu để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, Singapore và Hong Kong đã bắt đầu bình thường hóa thương mại bằng cách cho phép gia tăng mua bán hàng hóa và dịch vụ tự do.
(Theo investopedia)