|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế tri thức (Knowledge Economy) là gì? Lịch sử phát triển

14:57 | 30/08/2019
Chia sẻ
Kinh tế tri thức (tiếng Anh: Knowledge Economy) là một hệ thống tiêu dùng và sản xuất dựa trên vốn trí tuệ, ra đời trong bối cảnh nền công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có.
gettyimages-174573158

Hình minh họa. Nguồn: techcrunch

Kinh tế tri thức

Định nghĩa

Kinh tế tri thức trong tiếng Anh là Knowledge Economy.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa:

"Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế".

Lịch sử phát triển

Thay vì dựa trên việc sử dụng và phân phối các yếu tố vật chất như trước, nền kinh tế chuyển sang dựa ngày càng nhiều vào các yếu tố phi vật chất là thông tin, tri thức và sự sáng tạo (Solow, 1975; Machlup, 1962).

Năm 1969, lần đầu tiên khái niệm nền kinh tế tri thức được đưa ra. Sau hơn 50 năm được nghiên cứu, tới nay kinh tế tri thức đã trở thành xu hướng không thể phủ nhận. 

Kinh tế tri thức là nền kinh tế của cấu trúc kinh tế mới, các quan hệ kinh tế mới phát sinh dựa trên đầu vào cốt lõi mới là thông tin, tri thức. Nền kinh tế tri thức tạo cơ hội cũng như thách thức đối với mọi quốc gia. 

Đầu năm 1990, xu hướng bắt đầu thống nhất kể từ khi Tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm kinh tế tri thức trên cơ sở xác định tính chất của loại hình kinh tế này. 

Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là sự phát triển và ứng dụng sâu rộng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. Becker G.S, nhà kinh tế nổi tiếng của đại học Chicago và Standford, Mỹ đã nghiên cứu và kết luận rằng từ năm 1995 tới năm 2000, phần lớn tăng trưởng năng suất lao động của Mỹ là nhờ việc đầu tư ứng dụng CNTT hoặc nhờ những tiến bộ của các sản phẩm CNTT.

CNTT được coi là nhân tố mở đường cho nền kinh tế tri thức. Nhiều học giả nhấn mạnh hơn rằng chính CNTT làm xuất hiện hiện tượng kinh tế mới, dẫn tới các lí thuyết về nền kinh tế thông tin, kinh tế mạng, kinh tế số, kinh tế không trọng lượng,...

Kinh tế tri thức là một khái niệm đã ra đời trong bối cảnh nền công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có. Định nghĩa kinh tế tri thức đã nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. 

Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức đánh dấu sự chấm hết của xã hội công nghiệp hiện đại lấy "tư bản" làm hạt nhân và báo hiệu sự ra đời của xã hội hậu công nghiệp lấy "tri thức" làm hạt nhân. 

Các tiêu chí của nền kinh tế tri thức

- Cơ cấu GDP: hơn 70% do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao tạo ra

- Cơ cấu giá trị gia tăng: hơn 70% do lao động trí óc mang lại

- Cơ cấu lao động: hơn 70% là "công nhân tri thức"

- Cơ cấu tư bản: hơn 70% là vốn con người

Đặc trưng chủ yếu

Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức là:

- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

- Đẩy nhanh tốc độ sáng tạo công nghệ mới

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi

- Một xã hội học tập

- Thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa

- Vốn quí nhất là tri thức

- Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy phát triển

- Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển

- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa

- Sự thách thức về văn hóa

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Lam Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).