|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng lấn át (Crowding Out Effect) là gì? Các loại hiệu ứng lấn át

17:19 | 18/09/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng lấn át (tiếng Anh: Crowding Out Effect) cho rằng gia tăng chi tiêu trong khu vực công làm giảm chi tiêu trong khu vực tư nhân.
crowding out

Hiệu ứng lấn át

Khái niệm

Hiệu ứng lấn át trong tiếng Anh là Crowding Out Effect.

Hiệu ứng lấn át là một học thuyết kinh tế lập luận rằng chi tiêu của khu vực công tăng lên làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ chi tiêu của khu vực tư nhân.

Một trong những hình thức phổ biến nhất của hiệu ứng lấn át diễn ra khi chính phủ một nước lớn, như Mỹ,  tăng vay mượn. Qui mô khoản vay này có thể dẫn đến tăng lãi suất thực, giảm năng lực cho vay của nền kinh tế và giảm đầu tư vốn của doanh nghiệp.

Do các công ty thường tài trợ cho các dự án một phần hoặc hoàn toàn thông qua vay nợ, lãi suất tăng làm chi phí cơ hội của việc vay tiền đã tăng lên, khiến các dự án thường được tài trợ thông qua các khoản vay trở nên kém hấp dẫn.

Hiệu ứng lấn át đã được bàn luận nhiều trong hơn một trăm năm gần đây. Trong phần lớn thời gian trước, mọi người nghĩ vốn là hữu hạn và bị bó buộc trong từng quốc gia do khối lượng thương mại quốc tế thấp hơn so với ngày nay. 

Trong bối cảnh đó, việc tăng thuế để tài trợ các dự án công trình công cộng và chi tiêu công có thể liên quan trực tiếp đến việc giảm khả năng chi tiêu tư nhân trong một quốc gia nhất định, vì có ít tiền khả dụng trong nền kinh tế hơn.

Ngược lại, một số lí thuyết kinh tế vĩ mô cho rằng trong một nền kinh tế hiện đại hoạt động dưới năng suất tiềm năng, vay nợ của chính phủ có thể làm tăng nhu cầu bằng cách tạo ra việc làm, do đó cũng kích thích chi tiêu tư nhân. 

Các học thuyết này đã được một số nhà kinh tế ủng hộ trong những năm gần đây sau quan sát rằng, trong cuộc Đại khủng hoảng, chi tiêu lớn của chính phủ Mỹ dưới dạng trái phiếu và các chứng khoán khác thực sự có tác dụng giảm lãi suất.

Các loại hiệu ứng lấn át

Kinh tế

Chi tiêu vốn giảm có thể làm giảm một phần lợi ích mang lại thông qua vay nợ của chính phủ, chẳng hạn như những khoản kích thích kinh tế, mặc dù điều này chỉ có khả năng khi nền kinh tế hoạt động hết công suất. Về lí thuyết, kích thích kinh tế của chính phủ hiệu quả hơn khi nền kinh tế hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng.

Phúc lợi xã hội

Hiệu ứng lấn át cũng có thể xảy ra gián tiếp do phúc lợi xã hội. Khi chính phủ tăng thuế để  mở rộng các chương trình phúc lợi, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ có ít thu nhập khả dụng, điều này có thể làm giảm các khoản đóng góp từ thiện. 

Lúc này, chi tiêu của khu vực công cho phúc lợi xã hội có thể làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân cho phúc lợi xã hội.

Cơ sở hạ tầng

Một hình thức khác của hiệu ứng lấn át khác có thể xảy ra bởi các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được chính phủ tài trợ có thể ngăn cản dự án của doanh nghiệp tư nhân diễn ra trong cùng một khu vực, do dự án của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hoặc không sinh lợi. 

Điều này thường xảy ra với việc xây dựng cầu và đường, do các dự án mà chính phủ tài trợ ngăn cản các công ty xây dựng đường thu phí hoặc tham gia vào các dự án tương tự khác.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.