|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu suất tương đồng (Peer Perform) là gì? Ví dụ về Hiệu suất tương đồng

13:34 | 08/04/2020
Chia sẻ
Hiệu suất tương đồng (tiếng Anh: Peer Perform) là một hình thức xếp hạng đầu tư, được các nhà phân tích bên bán sử dụng khi một chứng khoán nhất định có lợi nhuận tương tự như các công ty khác, trong cùng một lĩnh vực hay ngành.
Hiệu suất tương đồng (Peer Perform) là gì? Ví dụ về Hiệu suất tương đồng  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Hiệu suất tương đồng

Khái niệm

Hiệu suất tương đồng trong tiếng Anh là Peer Perform.

Hiệu suất tương đồng là một hình thức xếp hạng đầu tư, được các nhà phân tích bên bán sử dụng khi một chứng khoán nhất định có lợi nhuận tương tự như các công ty khác, trong cùng một lĩnh vực hay ngành. 

Hiệu suất tương đồng là một phương thức đánh giá trung lập, dự đoán giá một chứng khoán sẽ dịch chuyển nhất quán với các công ty có đặc điểm tương đồng. 

Xếp hạng hiệu suất tương đồng thường gần giống với xếp hạng "Giữ", vì các nhà đầu tư thường không mong đợi giá chứng khoán sẽ có lợi nhuận vượt trội so với các tài sản tương tự. 

Ngoài hiệu suất tương đồng, các nhà phân tích bên bán còn sử dụng các đề xuất như "Nắm giữ", "Có hiệu suất thị trường" hoặc "hiệu suất trung lập" để đánh giá một chứng khoán. Trong đó, hiệu suất tương đồng ít được sử dụng nhất. 

Ví dụ, Bear Stearns được cho là công ty nghiên cứu bên bán nổi tiếng nhất sử dụng bảng xếp hạng hiệu suất tương đồng trong những năm gần đây. 

Đặc điểm Hiệu suất tương đồng 

Hiệu suất tương đồng có thể định nghĩa đơn giản là các nhà đầu tư không mong đợi giá chứng khoán sẽ vượt trội hơn hay kém hơn các công ty tương đồng. 

Do các công ty nghiên cứu bên bán kiếm lời dựa trên giá trị giao dịch của khách hàng được tạo ra bởi lời tư vấn của họ, thường ít khi các công ty này khuyến khích đưa ra các xếp hạng hiệu suất tương đồng hoặc hiệu suất nắm giữ. 

Tỉ lệ tư vấn "Nên mua" chiếm đa số so với "Hiệu suất tương đồng" hay "Nắm giữ".   

Hiệu suất tương đồng và các loại xếp hạng tương tự được sử dụng cho các ngành và các lĩnh vực khác nhau, nhưng phần lớn được dùng trong việc so sánh các cổ phiếu riêng lẻ.

Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa xếp hạng cổ phiếu với các mục tiêu giá cổ phiếu. 

Mục tiêu giá là các giá trị ước tính giá cổ phiếu, kì vọng sẽ được giao dịch trong tương lai, được đưa ra bởi các nhà phân tích, trong các điều kiện thị trường tốt nhất hoặc theo một khoảng thời gian đã định. 

Lưu ý rằng một cổ phiếu vẫn có thể được xếp hạng hiệu quả tường đồng, đồng thời giá thị trường đang nằm trên hoặc dưới mục tiêu giá của nó.   

Ví dụ về Hiệu suất tương đồng 

Giả sử các nhà phân tích A đánh giá phân khúc thị trường các công ty phụ tùng ô tô. 

Nhà phân tích A cho rằng Autozone có một vài lợi thế cạnh tranh hấp dẫn trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tới, so với các công ty cùng ngành như O'Reilly Automotive và Advance Auto. 

Nhà phân tích A cân nhắc rằng tỉ suất biên lợi nhuận hoạt động của Autozone thấp hơn một chút so với hai công ty kia, phần lớn là do chi phí mở cửa hàng mới, nhưng tỉ lệ này rất nhỏ. 

Các nhà phân tích dự đoán xu hướng lợi nhuận biên sẽ giữ nguyên trong thời gian tới. Họ hi vọng tăng trưởng doanh thu của Autozone sẽ cao hơn so với các đối thủ của nó.

Điểm khác biệt duy nhất giữa nhà phân tích A và các nhà đầu tư thông thường là anh ta biết được O'Reilly Automotive đang lên kế hoạch mua lại cổ phiếu để đẩy giá, không giống 2 công ty còn lại. 

Vì vậy trong báo cáo phân tích, nhà phân tích A sẽ đánh giá cả Autozone và Advance Auto là có hiệu suất tương đồng, nhưng xếp hạng O'Reilly Automotive là nên mua.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo