Hiệu suất thiết bị toàn phần (Overall Equipment Effectiveness - OEE) là gì? Cách tính
Hiệu suất thiết bị toàn phần
Khái niệm
Hiệu suất thiết bị toàn phần trong tiếng Anh được gọi là Overall Equipment Effectiveness - OEE.
Hiệu suất thiết bị toàn phần OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả của máy móc.
Yếu tố phụ thuôc
OEE phụ thuộc 3 yếu tố, đó là:
- Hiệu suất (Performance) - P: là sự so sánh giữa đầu ra thực tế với những gì mà máy có thể sản xuất ra trong cùng thời gian.
- Mức độ sẵn sàng (Availability) - A: sự so sánh giữa thời gian mà máy thực sự tạo ra sản phẩm với thời gian hoạt động tiềm năng.
- Chất lượng (Quality) - Q: sự so sánh giữa số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu và các chỉ tiêu kĩ thuật của khách hàng với số lượng sản phẩm được sản xuất.
Tính OEE
- Thu thập dữ liệu:
Xác định dữ liệu cần thu thập:
+ Máy nào? Sản phẩm nào?
+ Các tổn thất do thời gian dừng máy: Thời gian hỏng và sửa chữa, Thời gian setup và điều chỉnh;
+ Các thời gian tổn thất khác làm giảm tính sẵn sàng của máy.
- Các bước tính OEE:
Tính OEE theo 03 yếu tố: Mức độ sẵn sàng (A), Hiệu suất (P) và Chất lượng (Q).
Vai trò
- OEE rất có giá trị khi thu thập dữ liệu, tính toán và lưu giữ lại trong một khoảng thời gian với điều kiện sản xuất bình thường.
- OEE cho phép nhìn tình trạng sản xuất trong một khoảng thời gian để tìm ra cách cải tiến.
- Một vài thông tin báo cáo OEE có thể chỉ ra:
+ Mức độ cải tiến như thế nào
+ Vấn đề lớn nhất trong thời gian dừng máy là gì
+ Chất lượng như thế nào trong thời gian qua
+ Mức độ tận dụng thiết bị
+ Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng, tỉ lệ và tần suất hư hỏng và thời gian trung bình cho sửa chữa?
+ Thông thường đối với quá trình sản xuất ổn định, trung bình của OEE là 50 - 60% (trước khi thực hiện TPM). OEE được tăng lên qua việc giảm 7 lãng phí.
(Tài liệu tham khảo: Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể - TPM, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", NXB Hồng Đức)