|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định TFA (Trade Facilitation Agreement) là gì?

17:45 | 05/12/2019
Chia sẻ
Hiệp định TFA (tiếng Anh: Trade Facilitation Agreement, viết tắt: TFA) là hiệp định quốc tế được kí kết bởi các quốc gia thành viên của WTO.
aseankorea

Hiệp định TFA (Trade Facilitation Agreement) (Nguồn: TFA Facility)

Hiệp định TFA (Trade Facilitation Agreement)

Hiệp định TFA - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Trade Facilitation Agreement, viết tắt là TFA.

Hiệp định TFA hay còn được gọi là Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại, là hiệp định được thỏa thuận giữa các nước thành viên WTO tại Hội nghị Bộ trưởng ở Bali vào tháng 12/2013. 

Hiệp định TFA được xem xét lần cuối cùng về mặt pháp lí, sau đó được thông qua vào ngày 27/11/2014 tại Geneva, và chính thức có hiệu lực từ 22/02/2017 với sự chấp thuận của 2/3 số nước thành viên WTO. (Theo World Trade Organization - WTO)

Nội dung hiệp định TFA

Hiệp định TFA bao gồm 3 phần chính với 24 điều, bao gồm:

Phần I 

qui định về các biện pháp thuật, tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau:

a) Tiếp cận thông tin và tính minh bạch; 

b) Quản các qui định pháp liên quan đến thương mại; 

c) Thông quan hải quan; 

d) Quá cảnh thương mại.

Phần II 

Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia Thành viên đang phát triển và kém phát triển, trong đó có vấn đề hỗ trợ kĩ thuật cho các Thành viên đang và kém phát triển để thực hiện các cam kết của Hiệp định. 

Nhóm A có cam kết thực hiện ngay khi Hiệp định TFA có hiệu lực; Nhóm B bao gồm các các cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và Nhóm C là những cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và có sự hỗ trợ thuật.

Phần III

Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng, về thể chế qui định thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại trong WTO, đồng thời thành lập một Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại quốc gia. 

Các điều khoản cuối qui định cụ thể về hiệu lực của Hiệp định TFA, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện Hiệp định TFA, tính pháp của danh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như qui định về giải quyết tranh chấp phát sinh.

Hiệp định TFA cho phép các nước đang và kém phát triển đặt ra kế hoạch thực thi TFA phụ thuộc vào năng lực của các nước. Quĩ về TFA cũng được thành lập theo đề nghị nhằm đảm bảo các nước này nhận được sự hỗ trợ cần thiết để đạt được lợi ích đầy đủ hỗ trợ mục tiêu cuối cùng để tất cả các thành viên thực thi đầy đủ Hiệp định. 

Hiệp định TFA đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện sự minh bạch, tính dự báo của thương mại qua biên giới và tạo một môi trường kinh doanh ít phân biệt đối xử nhất. 

Các điều khoản của Hiệp định TFA bao gồm cải thiện tính sẵn có và công khai thông tin về các thủ tục qua biên giới, cải thiện quyền của thương nhân, giảm phí và các phương thức liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục thông quan nhanh hơn, nâng cao điều kiện về tự do quá cảnh hàng hóa. 

Hiệp định TFA cũng bao gồm các biện pháp về hợp tác hiệu quả giữa hải quan và các cơ quan khác về thuận lợi hóa thương mại và các vấn đề liên quan đến hải quan. (Theo VCCI)

Hoàng Huy