|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement - AAD) là gì?

17:58 | 13/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định chống bán phá giá (tiếng Anh: Anti-Dumping Agreement, viết tắt: AAD) là một trong những hiệp định của WTO được kí kết tại vòng đàm phán Uruguay.
f

Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement - AAD) (Nguồn: slideplayer)

Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement - AAD)

Hiệp định chống bán phá giá - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Anti-Dumping Agreement, viết tắt là AAD.

Hiệp định chống bán phá giá hay còn gọi là hiệp định AAD, là hiệp định được thỏa thuận bởi các nước thành viên của WTO tại Vòng đàm phán Uruguay. 

Hiệp định AAD có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, còn được gọi là một trong ba trụ cột của hệ thống biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies), được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước các hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Nội dung hiệp định AAD

Thuế chống bán phá giá

Về bản chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phá giá của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu, gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu để đảm bảo sự công bằng trong thương mại.

Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp dụng chung cho hàng hóa của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra trong Hiệp định AAD của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc gia khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp dụng mức thuế chống phá giá như nhau.

Biên độ bán phá giá

Mức thuế chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ bán phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.

Theo qui định của AAD, biên độ bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lí cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận.

Như vậy, biên độ bán phá giá theo qui định của hiệp định AAD là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóa tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại chia cho giá xuất khẩu. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.