|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) là gì?

09:50 | 28/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định ATIGA (tiếng Anh: ASEAN Trade in Goods Agreement, viết tắt: ATIGA) là viết tắt của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
f

Hiệp định ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) (Nguồn: abbreviations)

Hiệp định ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement)

Hiệp định ATIGA - danh từ, trong tiếng Anh gọi là ASEAN Trade in Goods Agreement, viết tắt là ATIGA.

Hiệp định ATIGA hay còn được gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, được kí kết vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. Đây là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan. 

Một số nội dung của Hiệp định ATIGA

Cam kết cắt giảm thuế quan

Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế.

Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại - nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.

Qui tắc xuất xứ

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:

1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN.

2. Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về qui tắc xuất xứ trong Hiệp định.

Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Ở Việt Nam là 18 Phòng Quản Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương và 37 Ban quản Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền.

Hiện nay, các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. 

Đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu. (Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI)

Hoàng Huy