|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số tổng mức chi trả nợ (Total Debt Service Ratio) là gì? Công thức tính

10:51 | 12/06/2020
Chia sẻ
Hệ số tổng mức chi trả nợ (tiếng Anh: Total Debt Service Ratio) là một phép đo mức chi trả nợ mà người cho vay sử dụng để xác định tỉ lệ thu nhập đã chi cho các khoản thanh toán liên quan đến nhà ở và các khoản thanh toán tương tự khác.
Hệ số tổng mức chi trả nợ (Total Debt Service Ratio) là gì? Công thức tính - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: The Conversation

Hệ số tổng mức chi trả nợ

Khái niệm

Hệ số tổng mức chi trả nợ trong tiếng Anh là Total Debt Service Ratio (TDS).

Hệ số tổng mức chi trả nợ là một phép đo mức chi trả nợ mà người cho vay sử dụng để xác định tỉ lệ thu nhập đã chi cho các khoản thanh toán liên quan đến nhà ở và các khoản thanh toán tương tự khác của người vay.

Người cho vay đánh giá thuế tài sản của mỗi người vay tiềm năng, số dư thẻ tín dụng và các nghĩa vụ nợ hàng tháng khác để tính tỉ lệ thu nhập so với nợ. Sau đó so sánh con số đó với điểm chuẩn của người cho vay để quyết định có nên gia hạn tín dụng hay không.

Công thức tính Hệ số tổng mức chi trả nợ

Công thức tính Hệ số tổng mức chi trả nợ là:

TDS = (AMP + Thuế tài sản + ODP) / Tổng thu nhập gia đình

 trong đó:

TDS = Hệ số tổng mức chi trả nợ

AMP = Thanh toán thế chấp hàng năm

ODP = Thanh toán nợ khác

Hệ số tổng mức chi trả nợ cho biết điều gì?

Hệ số tổng mức chi trả nợ giúp người cho vay xác định liệu người vay có thể quản lí các khoản thanh toán hàng tháng và trả lại tiền đã vay hay không. Khi đăng kí thế chấp, người cho vay xem tỉ lệ phần trăm thu nhập của người vay sẽ được chi cho việc thanh toán thế chấp, thuế bất động sản, bảo hiểm và các nghĩa vụ khác.

Người cho vay cũng tính phần nào thu nhập đã được sử dụng để thanh toán số dư thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên, khoản vay tự động và các khoản nợ khác hiển thị trên báo cáo tín dụng của người vay. Thu nhập ổn định, thanh toán hóa đơn kịp thời và điểm tín dụng cao không phải là những yếu tố duy nhất để được gia hạn thế chấp.

Những người đi vay có hệ số tổng mức chi trả nợ cao hơn có nhiều khả năng không đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ hơn những người vay có tỉ lệ này thấp hơn. Bởi vì điều này, hầu hết những người cho vay chấp thuận những khoản vay thế chấp đủ điều kiện của những người vay với hệ số tổng mức chi trả nợ vượt quá 43%.

Tuy nhiên, có thể có ngoại lệ trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, một người cho vay nhỏ lẻ có thể chấp nhận rủi ro khi cung cấp một khoản thế chấp đủ điều kiện cho một người vay với hệ số tổng mức chi trả nợ vượt quá 43%.

Ngoài ra, một người cho vay lớn hơn có thể cung cấp một khoản thế chấp cho người vay với điểm tín dụng cao hơn và số tiền tiết kiệm lớn hơn nếu những yếu tố đó chứng minh người vay có thể trả nợ đúng hạn.

Ví dụ về cách sử dụng Hệ số tổng mức chi trả nợ

Xác định Hệ số tổng mức chi trả nợ cần cộng các nghĩa vụ nợ hàng tháng và chia chúng cho tổng thu nhập hàng tháng. Ví dụ: giả sử một cá nhân có tổng thu nhập hàng tháng là 11.000 đô la cũng có các khoản thanh toán hàng tháng là:

- 2.225 đô la cho một khoản vay thế chấp 

- 1.000 đô la cho một khoản vay giáo dục 

- 350 đô la cho một khoản vay xe máy 

- 650 đô la cho một khoản vay thẻ tín dụng

Tổng cộng là:

2.225 + 1.000 + 350 + 650 = 4.225 $

Do đó, hệ số tổng mức chi trả nợ là:

(4.225 / 11.000) × 100 = 38,4%

Vì tỉ lệ dưới 43%, cá nhân này rất có thể đủ điều kiện để gia hạn tín dụng.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.