Hệ số EBITDA/Doanh thu (EBITDA/Sales Ratio) là gì? Hệ số EBITDA/Doanh thu cho biết điều gì?
Hệ số EBITDA/Doanh thu
Khái niệm
Hệ số EBITDA/Doanh thu trong tiếng Anh là EBITDA/Sales Ratio.
Hệ số EBITDA/Doanh thu là một thước đo tài chính được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của công ty bằng cách so sánh doanh thu của công ty với thu nhập. Cụ thể hơn, số liệu này cho biết tỉ lệ phần trăm thu nhập của công ty còn lại sau chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lí chung, chi phí hành chính.
Tỉ lệ này tập trung vào chi phí hoạt động trực tiếp khi loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc vốn của công ty bằng cách bỏ lãi, chi phí khấu hao, khấu hao không dùng tiền mặt và thuế thu nhập.
Công thức tính hệ số EBITDA/Doanh thu:
Hệ số EBITDA/Doanh thu = EBITDA/Doanh thu thuần
Hệ số EBITDA/Doanh thu cho biết điều gì?
Mục đích của EBITDA là báo cáo thu nhập trước các chi phí nhất định được coi là không kiểm soát được. EBITDA cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình hoạt động của một tổ chức dựa trên việc quản lí chi phí có thể kiểm soát.
Nếu tỉ lệ này bằng 1 sẽ chỉ ra rằng một công ty không có lãi, thuế, khấu hao. Do đó, hầu như đảm bảo rằng việc tính toán hệ số EBITDA/doanh thu của công ty sẽ nhỏ hơn 1 do khấu trừ thêm chi phí.
Do không thể áp dụng số tiền âm cho các chi phí này, hệ số EBITDA/doanh thu không được trả về giá trị lớn hơn 1. Nếu giá trị lớn hơn 1 là chỉ số đã tính toán sai.
Ở một khía cạnh nào đó, hệ số này cũng có thể được xem như một phép đo thanh khoản. Do so sánh được giữa tổng doanh thu kiếm được và thu nhập ròng còn lại trước các chi phí nhất định, hệ số EBITDA/doanh thu cho thấy tổng số tiền mà một công ty có thể nhận được sau khi đã thanh toán chi phí hoạt động. Mặc dù đây không phải là ý nghĩa thực sự của khái niệm thanh khoản, nhưng tính toán vẫn cho thấy việc doanh nghiệp dễ dàng trang trải và thanh toán cho một số chi phí nhất định.
Hạn chế của hệ số EBITDA/doanh thu
Hệ số EBITDA/doanh thu của một công ty hữu ích nhất khi so sánh với các công ty có qui mô tương tự trong cùng ngành. Do các công ty khác nhau có cấu trúc chi phí khác nhau giữa các ngành, nên các tính toán hệ số EBITDA/doanh thu sẽ không nói nhiều điều nếu được sử dụng để so sánh với các ngành có cấu trúc chi phí khác nhau.
Ví dụ, một số ngành công nghiệp có thể ưu đãi thuế thuận lợi hơn. Những ngành này phải chịu thuế thu nhập thấp hơn, do đó hệ số EBITDA/doanh thu sẽ cao hơn.
Một tính hữu ích khác của hệ số này liên quan đến việc sử dụng các phương pháp khấu hao. Bởi vì các công ty có thể chọn các phương pháp khấu hao khác nhau, tính toán hệ số EBITDA/doanh thu loại bỏ chi phí khấu hao khỏi việc xem xét để cải thiện tính nhất quán giữa các công ty.
(Theo Investopedia)