|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số Nợ/EBITDA (Debt/EBITDA Ratio) là gì? Công thức tính hệ số Nợ/EBITDA

20:36 | 15/04/2020
Chia sẻ
Hệ số Nợ/EBITDA (tiếng Anh: Debt/EBITDA Ratio) là một tỉ lệ đo lường mức thu nhập được tạo ra và có sẵn để trả nợ trước khi trả lãi, thuế, chi phí khấu hao.
Hệ số Nợ/EBITDA (Debt/EBITDA Ratio) là gì? Công thức tính hệ số Nợ/EBITDA - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Hệ số Nợ/EBITDA 

Khái niệm

Hệ số Nợ/EBITDA trong tiếng Anh là Debt/EBITDA Ratio.

Hệ số Nợ/EBITDA là một tỉ lệ đo lường mức thu nhập được tạo ra và có sẵn để trả nợ trước khi trả lãi, thuế, chi phí khấu hao. Hệ số Nợ/EBITDA đo lường khả năng thanh toán nợ phát sinh của công ty. Một hệ số cao có thể cho thấy một công ty có gánh nặng nợ quá lớn.

Các ngân hàng thường bao gồm một mục chỉ tiêu Nợ/EBITDA nhất định trong các giao ước cho các khoản vay kinh doanh và một công ty phải duy trì mức thỏa thuận này. Tỉ lệ này thường được các cơ quan xếp hạng tín dụng sử dụng để đánh giá xác suất vỡ nợ của công ty. Các công ty có hệ số Nợ/EBITDA cao có thể không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ của mình.

Công thức tính toán

                            Tổng nợ
Nợ/EBITDA = ____________

                             EBITDA

trong đó:

Nợ = Các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn

EBITDA = Thu nhập trước lãi vay, thuế, chi phí khấu hao

Để xác định hệ số Nợ/EBITDA cần cộng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty. Bạn có thể tìm thấy những con số này trong báo cáo tài chính hàng quí và hàng năm của công ty. Sau đó chia cho EBITDA của công ty.

Bạn có thể tính toán EBITDA bằng dữ liệu từ báo cáo thu nhập của công ty. Phương pháp tiêu chuẩn để tính EBITDA là bắt đầu với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), sau đó cộng thêm chi phí khấu hao. Các nhà phân tích thường xem EBITDA như một thước đo chính xác hơn về thu nhập từ hoạt động của công ty, thay vì thu nhập ròng.

Hệ số Nợ/EBITDA tương tự với hệ số Nợ ròng/EBITDA. Sự khác biệt chính là hệ số Nợ ròng/EBITDA trừ đi tiền và các khoản tương đương tiền trong khi hệ số Nợ/EBITDA thì không.

Hạn chế của hệ số Nợ/EBITDA

Các nhà phân tích thích tỉ lệ Nợ/EBITDA vì nó dễ tính toán. Nợ có thể tìm thấy trên bảng cân đối và EBITDA có thể được tính từ báo cáo thu nhập. Tuy nhiên, vấn đề là nó có thể không cung cấp thước đo thu nhập một cách chính xác nhất. Ngoài thu nhập, các nhà phân tích muốn đánh giá lượng tiền mặt thực tế có sẵn để trả nợ.

Chi phí khấu hao là chi phí phi tiền mặt không thực sự ảnh hưởng đến dòng tiền, nhưng lãi một khoản nợ có thể là một chi phí đáng kể cho một số công ty. Các ngân hàng và nhà đầu tư muốn xem xét thêm cả tác động của lãi suất đối với khả năng trả nợ. Vì lí do này, thu nhập ròng trừ chi phí vốn, cộng với khấu hao có thể là thước đo tốt hơn cho tiền mặt trả nợ.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.