Xuất khẩu thép các loại trong tháng 4 giảm gần 38% so với tháng trước và giảm 36,5% so với cùng kì tháng 4/2019. Tính chúng 4 tháng mức giảm lên đến 25%.
Ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, việc xuất khẩu gặp khó khăn. Do đó, Ngoài nhu cầu xuất khẩu, Tổng Công ty nhận thấy với thị trường 100 triệu dân của Việt Nam cũng là thị trường lớn.
Mới đây, Mỹ đã nhận được đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm máy cắt cỏ có xuất xứ từ một số nước trong đó có Việt Nam.
Bộ Công Thương chính thức gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đến ngày 12/6/2020.
Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM (Agtek) Phạm Xuân Hồng cho biết ngành dệt may còn nhiều khó khăn, nhưng chưa doanh nghiệp nào phải sa thải lượng lớn nhân viên như Huê Phong.
Tính đến hết tháng 4 khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 218,5 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kì năm 2019 và dự báo tháng 5 sẽ đạt hơn 54,6 triệu tấn, trong đó hàng xuất khẩu tăng 10%.
Đến thời điểm này, Lạng Sơn vẫn chỉ có 2 cửa khẩu phụ đang hoạt động thông quan xuất nhập khẩu là Tân Thanh và Cốc Nam, các cửa khẩu phụ khác trên tuyến biên giới vẫn chưa hoạt động trở lại.
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ... là các thị trường cung cấp vải lớn của dệt may Việt Nam và đều ghi nhận mức giảm 2 con số về giá trị nhập khẩu trong 4 tháng qua.
Bộ NN&PTNT nhận định mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá của nhiều nguyên liệu thức ăn thế giới giảm sâu, nhưng do nhu cầu tái đàn chăn nuôi trong nước lớn, thị trường nguyên liệu thức ăn dự báo sẽ không biến động mạnh trong thời gian ngắn hạn tới.
Giai đoạn hậu dịch bệnh, nếu Hiệp định EVFTA được thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỉ USD này.
Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tận dụng tối đa lợi ích của CPTPP, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đồng thời đón xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hậu COVID-19.
Nông thủy sản, dệt may, da giày là những ngành được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA nhưng các cam kết trong hiệp định này cũng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn hơn trong một số ngành như dược phẩm, tài chính, ngân hàng,...
Nhiều mặt hàng như sắt thép, máy móc, dụng cụ thể thao...của Việt Nam xuất khẩu sang Đức trong 4 tháng đầu năm vẫn tăng mạnh, bất chấp tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp.
Xuất khẩu trong kì 1 tháng 5 điện thoại các loại và linh kiện giảm 207 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 128 triệu USD... , kéo tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 8,22 tỉ USD, giảm hơn 11% so với 15 ngày cuối tháng 4.
Theo Kế hoạch triển khai thực thi EVFTA, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư qui định về Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong tháng 6/2020.