|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu thép 4 tháng đầu năm 2020 giảm đến 25%

14:29 | 28/05/2020
Chia sẻ
Xuất khẩu thép các loại trong tháng 4 giảm gần 38% so với tháng trước và giảm 36,5% so với cùng kì tháng 4/2019. Tính chúng 4 tháng mức giảm lên đến 25%.

Thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong tháng 4/2020 sản xuất thép các loại đạt hơn 1,85 triệu tấn, giảm hơn 12,5% so với tháng trước và giảm 15,2% so với cùng 2019. 

Bán hàng thép các loại đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 16,6% so với tháng 3/2020 và giảm 15,6% so với cùng 2019.

Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 261.800 tấn, giảm gần 38% so với tháng trước và giảm 36,5% so với cùng tháng 4/2019.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020 sản xuất thép các loại đạt hơn 7,58 triệu tấn, giảm 8,4% so với cùng kì 2019. 

Bán hàng đạt hơn 6,75 triẹu tấn, giảm 13,3%. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 1,28 triệu tấn, giảm 25% so với 4 tháng năm 2019.

Về tình hình nhập khẩu, trong tháng 3/2020, Việt Nam nhập khẩu 1,33 triệu tấn, với tổng giá trị nhập khẩu là 819.000 USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 8,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Tính chung quí I/2020, nhập khẩu sắt thép thành phẩm vào Việt Nam hơn 3,3 triệu tấn, với trị giá 2 triệu USD. 

Đáng chú ý sau 3 tháng, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 932.000 tấn, với trị giá nhập khẩu hơn 576 triệu USD, chiếm 28% tổng lượng thép nhập khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.  

Ở chiều ngược lại, trong tháng 3/2020, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đạt 815.000 tấn, với kim ngạch đạt 454 triệu USD. So với tháng 2/2020 và cùng kì năm 2019, lượng xuất khẩu trên tăng khá lần lượt là 18% và 47% về lượng. 

Về trị giá xuất khẩu thép tháng 2/2020 đạt 454 triệu USD, tăng lần lượt so với tháng 2/2020 và cùng kì năm trước là 18% và 24%. 

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, đạt khoảng 494.000 tấn với trị giá 263 triệu USD, chiếm 60% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 57,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.   

Như Huỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.