|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay (26/5): CISA kêu gọi thúc đẩy khai thác quặng sắt trong nước trước nguồn cung không ổn định

10:42 | 26/05/2020
Chia sẻ
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4 nhân dân tệ lên 3.514 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Giá thép xây dựng hôm nay (26/5): CISA kêu gọi thúc đẩy khai thác quặng sắt trong nước trước nguồn cung không ổn định - Ảnh 1.

Giá thép xây dựng hôm nay (26/5)

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4 nhân dân tệ lên 3.514 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 3 năm do nhu cầu tăng sau khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.

Dữ liệu SMM cho thấy trữ lượng quặng sắt trên 35 cảng của Trung Quốc giảm 1,33 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 22/5 xuống còn 100,45 triệu tấn, thấp hơn 17,84 triệu tấn so với năm trước.

Lượng giao hàng trung bình hàng ngày trong tuần qua từ 35 cảng tăng 36.000 tấn so với tuần trước đó lên 2,81 triệu tấn và tăng 76.000 tấn, tương đương 2,8%, so với cùng kì năm ngoái.

Về phía cung, các chuyến hàng quặng sắt từ Australia dần cải thiện trong khi xuất khẩu từ Brazil giảm mạnh do đại dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng tại nước này, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung quặng sắt có sẵn tại Trung Quốc.

Dữ liệu từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) và các nhà sản xuất thép lớn đã kêu gọi tăng sản lượng quặng sắt trong nước cũng như đầu tư lớn hơn vào việc thăm dò ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung, theo Reuters.

Ông Wenbo, Chủ tịch CISA, khuyến nghị tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (CPPCC) tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc nên đặt mục tiêu chiến lược quốc gia để giữ sản lượng quặng sắt trong nước chiếm hơn 20% tổng nhu cầu.

Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới, với nhu cầu dự báo đạt 1,225 tỉ tấn vào năm 2020. Tuy nhiên quốc gia này phụ thuộc chủ yếu vào quặng sắt nhập khẩu, ghi nhận đã nhập khẩu 1 tỉ tấn quặng vào năm 2019.

Một đại biểu tại CPPCC đề xuất rằng doanh thu từ thuế giá trị gia tăng đối với nhập khẩu quặng sắt sẽ được chuyển vào quĩ hỗ trợ phát triển ngành khai thác quặng sắt quốc gia để tăng cường đầu tư vào các mỏ trong nước. Các khoản thuế này lên tới khoảng 90 tỉ nhân dân tệ (12,61 tỉ USD) hàng năm.

"Trung Quốc nên tiếp tục tích cực thúc đẩy đầu tư và hợp tác chung với các công ty khai thác chính đồng thời tập trung vào các nguồn lực chưa phát triển ở Châu Phi và Canada".

Chủ tịch CISA cũng kêu gọi tăng cường thu gom và sử dụng thép phế liệu, một lựa chọn thân thiện với môi trường so với sử dụng quặng sắt trong sản xuất thép.

Ông Wenbo cho biết các nhóm chuyên gia đang nghiên cứu thép phế liệu đạt tiêu chuẩn quốc gia nhằm sử dụng chúng dưới dạng tài nguyên thay vì vứt bỏ như chất thải rắn.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn Gang thép Valin tại Hồ Nam đề xuất mở rộng các kênh tài chính cho các quĩ đặc biệt được sử dụng trong thăm dò tài nguyên ở nước ngoài.

Trung Quốc nên đưa ra các chính sách thuế thuận lợi cho các công ty đầu tư ra nước ngoài để giúp họ tránh bị đánh thuế hai lần.

Một đại biểu khác, Chủ tịch Tập đoàn Ansteel đề xuất đẩy nhanh việc xây dựng chiến lược an ninh tài nguyên quặng sắt và kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ để thăm dò quặng trong nước.


Linh Giang