Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho biết doanh thu của tập đoàn trong tháng 1 ước đạt 12.178 tỷ đồng, tăng 10% với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận dự kiến đạt được theo kế hoạch.
Trong quý III, một số công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ghi nhận lợi nhuận giảm tốc do chi phí sản xuất tăng, giá bán than chưa tương xứng với giá thành sản xuất.
9 tháng đầu năm, nhập khẩu than đạt 24,3 triệu tấn để phục vụ các ngành công nghiệp. Riêng tập đoàn TKV nhập khẩu khoảng 3,14 triệu tấn để về trộn với than sản xuất trong nước, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng giám đốc Vinacomin cho biết tập đoàn đang phải chịu phần thiệt khi chi phí khai thác than ngày càng tăng trong khi giá than cung cấp cho nhiệt điện vẫn chưa tăng tương xứng.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, sản lượng than của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đạt kỷ lục gần 3 tỷ tấn. Con số này cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 22% so với thời kỳ thời kỳ trước đại dịch (8 tháng năm 2019).
Một lần nữa, than đang nổi lên như một mặt hàng quan trọng đối với các nước Châu Âu vốn đang phải chạy đua tìm nguồn năng lượng thay thế khí đốt tự nhiên ngày càng khan hiếm do Nga cắt nguồn cung ở các đường ống dẫn chính.
Trung Quốc đã nhập khẩu 7,42 triệu tấn than từ Nga vào tháng 7, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan công bố hôm 20/7. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 6/2017 với mức 6,12 triệu tấn.
Sáng ngày 10/8, Liên minh châu Âu chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với than của Nga. Quyết định này khiến Nga thiệt hại khoảng 8,3 tỷ USD, EU cũng chật vật tìm kiếm nguồn cung mới, giá cao.
EVN đề nghị TKV lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tăng mức tồn kho từ cuối năm 2022 để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện trong mùa khô năm 2023.
7 tháng đầu năm, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 96.443 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 13.279 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch năm và tăng 126% so với cùng kỳ 2021.
Trung Quốc có thể tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa Hè này, bất chấp việc chính phủ nước này đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để thúc đẩy sản xuất than.
Dữ liệu mới từ S&P Global Market Intelligence cho thấy các lô hàng than của Nga đến Trung Quốc đang trên đà tăng, dù tổng lượng than mà đất nước tỷ dân nhập về lại đang đi xuống.
Các doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn khí đốt thâm hụt từ Nga, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông nếu các kho không được trữ đầy.