|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gian lận chiếm giữ (Occupancy Fraud) là gì?

15:20 | 06/04/2020
Chia sẻ
Gian lận chiếm giữ (tiếng Anh: Occupancy Fraud) là một loại gian lận thế chấp, theo đó người vay nói dối về việc ngôi nhà thuộc chủ sở hữu khi trong thực tế không phải vậy.
Gian lận chiếm giữ (Occupancy Fraud) là gì? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: BSG Solicitors )

Gian lận chiếm giữ 

Khái niệm

Gian lận chiếm giữ trong tiếng Anh là Occupancy Fraud.

Gian lận chiếm giữ là một loại gian lận thế chấp, theo đó người vay nói dối về việc ngôi nhà thuộc chủ sở hữu khi trong thực tế không phải vậy.

Người cho vay thế chấp thường đưa ra mức lãi suất thấp hơn cho các khoản thế chấp đối với nhà ở thuộc chủ sở hữu so với tài sản đầu tư nơi người thuê sẽ sống.

Khi xảy ra gian lận, ngân hàng không được bồi thường đúng mức cho rủi ro. Họ đang nhận được một mức lãi suất thấp hơn mà lẽ ra họ được nhận cho rủi ro nợ quá hạn tồn tại.

Gian lận chiếm giữ tương đối phổ biến. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hậu quả pháp lí và tài chính nghiêm trọng nếu bị phát hiện.

Đặc điểm của Gian lận chiếm giữ

Người cho vay thường tính lãi suất cao hơn đối với các khoản thế chấp nhà không có chủ sở hữu vì xác suất để nợ quá hạn cao hơn.

Tỉ lệ nợ quá hạn thường thấp hơn đối với nhà ở có chủ sở hữu vì mọi người không muốn mất nơi ở riêng của mình.

Khi bị mất tài sản đầu tư, các khoản lỗ có thể được xóa đi vì mục đích thuế.

Trong gian lận chiếm giữ ngược, một người vay mua một căn nhà làm tài sản đầu tư và liệt kê số tiền cho thuê là thu nhập để đáp ứng đủ điều kiện thế chấp. Nhưng sau đó thay vì thuê nhà, người vay chiếm ngôi nhà làm nơi cư ngụ chính.

Nếu người vay bị phát hiện về gian lận chiếm giữ, người cho vay sẽ yêu cầu thanh toán ngay lập tức toàn bộ số dư thế chấp.

Nếu người vay có thể không đủ khả năng trả hoặc từ chối trả tiền, người cho vay thường chuyển sang bước tịch thu tài sản. Điều này sẽ phá hủy mọi kế hoạch của người vay.

Trong các trường hợp có sự xuyên tạc, người cho vay cũng có thể chuyển vụ việc đến Cục điều tra liên bang Mỹ FBI.

Gian lận trên các ứng dụng thế chấp được coi là gian lận ngân hàng. Họ có thể kích hoạt các hình phạt tài chính nghiêm trọng, truy tố và thậm chí là ngồi tù nếu bị kết án.

Điều kiện đối với Gian lận chiếm giữ

Gian lận chiếm giữ không phải lúc nào cũng là phạm pháp.

Gian lận chiếm giữ đòi hỏi phải có ý định lừa đảo. Theo nguyên tắc chung, chỉ cần sống tại tài sản từ 01 năm trở lên thì mới đủ để chứng minh ý định chiếm giữ nhà.

Do đó, người vay phải luôn kiểm tra với người cho vay thế chấp trước khi thuê tài sản thuộc chủ sở hữu để tránh vô tình phạm tội gian lận chiếm giữ.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.