|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị để tính thuế (Taxable value) trong định giá là gì?

22:56 | 21/02/2020
Chia sẻ
Giá trị để tính thuế (tiếng Anh: Taxable value) là số tiền thể hiện giá trị tài sản được qui định trong các văn bản pháp lí, làm căn cứ để ra số tiền thuế phải nộp cho nhà nước.
Giá trị để tính thuế (Taxable value) trong định giá là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Giá trị để tính thuế (Taxable value)

Định nghĩa

Giá trị để tính thuế hay giá trị tính thuế trong tiếng Anh là Taxable value.

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá (kí hiệu: TĐGVN 03) Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn: "Giá trị để tính thuế là giá trị dựa trên các qui định của luật pháp liên quan đến việc đánh giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp."

Giá trị để tính thuế là số tiền thể hiện giá trị tài sản được qui định trong các văn bản pháp lí, làm căn cứ để ra số tiền thuế phải nộp cho nhà nước.

Ví dụ như giá đất đai do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố qui định để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính mức bồi thường khi thu hồi đất; Nhà nước qui định giá tối thiểu của tài sản để thu thuế trước bạ; trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu...

Liên hệ thực tiễn

IVSC cho rằng: Ở nhiều quốc gia, một số văn bản pháp qui trích dẫn giá trị thị trường là cơ sở của việc tính thuế. Tuy nhiên, các phương pháp cụ thể được sử dụng để ước tính giá trị tài sản có thể dẫn đến kết quả chênh lệch so với giá trị thị trường theo Tiêu chuẩn thẩm định 1. Do đó, nếu coi giá trị tính thuế là giá trị thị trường như định nghĩa tại Tiêu chuẩn thẩm định 1 thì phải có sự giải thích thật rõ ràng.

Trên thực tế, để xác định giá tính thuế, người ta thường dựa vào giá trị thị trường. Song giá trị để tính thuế thường được nhà nước sử dụng trong một thời gian dài, trong khi giá thị trường luôn biến động. Vì vậy, không thể coi giá trị tính thuế là giá trị thị trường.

*Giá trị thị trường trong định giá là số tiền trao đổi ước tính về một tài sản vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai mà tại đó các bên cùng hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính; Công ty TNHH Thẩm định giá và giám định Việt Nam)

Thanh Tùng

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.