|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Em trai bị cáo Phạm Công Danh: Ông Danh đưa bảo vệ lên làm giám đốc là xuất phát từ ý muốn tốt đẹp

09:47 | 15/01/2018
Chia sẻ
Trước tòa, bị cáo Phạm Công Trung (em trai bị cáo Phạm Công Danh) khai rằng về sau mới biết chuyện ông Phạm Công Danh nhờ bảo vệ lên làm giám đốc. Tuy nhiên khi HĐXX hỏi, nếu tòa có chứng cứ chứng minh bị cáo Trung đưa bảo vệ đi đăng ký doanh nghiệp thì nghĩ sao. Bị cáo Trung đáp trả bằng câu trả lời không đúng chủ đề: Việc làm của ông Danh xuất phát từ ý tốt. 
dua bao ve len lam giam doc la xuat phat tu y muon tot dep Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: Số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ được sử dụng làm gì?
dua bao ve len lam giam doc la xuat phat tu y muon tot dep Ông Trần Bắc Hà khai gì trong đại án Phạm Công Danh?

Đưa bảo vệ lên làm giám đốc là xuất phát từ ý tốt của ông Phạm Công Danh

Ngày 13/1, Tòa án Nhân dân TP HCM tiếp tục buổi xét hỏi các bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng”. Ông Trần Bắc Hà tiếp tục được đại diện Viện KSND TP HCM nêu tên và đề nghị tòa án cùng cấp triệu tập. Thông tin từ HĐXX, ông Hà vẫn đang điều trị bệnh gan ở Singapore. Toàn bộ hồ sơ đã được tòa chuyển sang viện.

dua bao ve len lam giam doc la xuat phat tu y muon tot dep
Bị cáo Phạm Công Trung (Em trai Phạm Công Danh)

Được triệu tập tới tòa, bị cáo Phạm Công Trung (Em trai bị cáo Phạm Công Danh) khai nhận, bản thân bị cáo là lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Trung, Hưng Việt… có trụ sở tại TP HCM và Quảng Ngãi. Về các hợp đồng mua vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng… có tổng cộng bốn hợp đồng mà bị cáo Trung biết. Tuy nhiên, ông chỉ ký một hợp đồng duy nhất với công ty Nhất Nhất Vinh. Ba hợp đồng còn lại do Nguyễn Minh Tuấn, cháu gọi bằng cậu ruột kí. Thời gian này bị cáo đang đi công tác trong nước.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa, rằng có biết bị cáo Phạm Công Danh nhờ bảo vệ làm giám đốc các doanh nghiệp để lập hồ sơ khống vay tiền? Bị cáo Phạm Công Trung cho biết, về sau ông mới được biết. Còn trước đó, thỉnh thoảng ghé qua thăm anh trai ruột của mình là bị cáo Phạm Công Danh, đơn thuần chỉ là những chuyến thăm anh em.

Ngay lập tức chủ tọa xét hỏi: “Có bằng chứng cho thấy chính anh (bị cáo Trung) đã đưa các bảo vệ đến Sở Kế hoạch đầu tư để đăng kí doanh nghiệp. Anh nghĩ sao?”

Bị cáo Trung đáp, ông biết nhiều anh em trong công ty. Đây là những tình cảm với các anh em nên giúp đỡ họ. Còn việc ông Phạm Công Danh là Chủ tịch HĐQT nhưng lập nhiều công ty, nhờ bảo vệ đứng tên giám đốc, công ty không hoạt động vẫn hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn, thì ông Trung cho rằng anh trai của mình làm việc tốt.

“Đó là những việc tốt mà anh Danh đã làm. Tôi có suy nghĩ về niềm tin, mọi chuyện xảy ra hôm nay là ngoài ý muốn so với xuất phát tốt đẹp ban đầu”. Bị cáo Trung nói.

HĐXX nhắc lại câu hỏi về tình hình không hoạt động của các công ty do các bảo vệ đứng tên, vì tòa nhận định ông Trung không trả lời đúng chủ đề, ông đáp: “Có thể có nhầm lẫn”.

"Mác" giám đốc lương 3 triệu đồng/tháng, lễ tân đưa hồ sơ là ký, ai ngờ đi tù

Đáp lại những lời khai của bị cáo Trung, bị cáo Nguyễn Tấn Thành khai nhận, bản thân mình chỉ là nông dân ở Quảng Ngãi. Sau khi xuất ngũ từ chiến trường Campuchia, bị cáo làm những công việc có thu nhập không cao. Sau nữa thì vào TP HCM và làm bảo vệ tại tập đoàn Thiên Thanh. Tại đây, bị cáo được ông Phạm Công Danh mời làm giám đốc công ty Thành Trí.

Tuy có “mác” là giám đốc nhưng công việc hàng ngày của bị cáo Thành vẫn là một bảo vệ với mức lương ba triệu đồng/ tháng.

“Bị cáo nghèo khó quá nên nghĩ làm giám đốc thì có thêm tiền nên đồng ý. Bị cáo là người nhà quê nên không hiểu ký giấy tờ là phải đi tù”, bị cáo Thành khai.

Bị cáo khai thêm, mỗi khi có hồ sơ giấy tờ chuyển cho ông thì lễ tân chỉ nói ký mà không cho biết đó là những thủ tục, giấy tờ gì. Ngay cả các văn bản, bị cáo cũng không được xem trước. Bị truy tố vì các chữ kí vay vốn lên đến hơn 250 tỷ đồng, bị cáo Thành mới hoảng hốt và xin HĐXX xem xét cho mình vì trong số tiền đó, bị cáo không được đồng nào.

Bị cáo Hoàng Long Hà phản bác kết quả điều tra

Đáng chú ý nhất trong ngày xét xử thứ 6 của phiên tòa, bị cáo Hoàng Long Hà (Nguyên Phó giám đốc BIDV chi nhánh Gia Định) phản bác toàn bộ kết quả điều tra của cơ quan điều tra đối với mình.

Theo đó, bị cáo Hà cho rằng mình không phạm tội. Bị cáo nhận định hồ sơ vay vốn của các công ty khá giống nhau, chỉ có điều hồ sơ của công ty Phong Hiệp có sự khác biệt. Đó là ông Phong Hiệp vừa là chủ doanh nghiệp kể trên lại vừa là thanh viên HĐQT VNCB nên không được phép vay.

Từ đó, bị cáo Hà nói mình không phê duyệt khoản vay 325 tỷ đồng và không đồng phạm với ông Phạm Công Danh. Về lời xin lỗi của bị cáo Phan Thành Mai (Nguyên Tổng giám đốc BIDV), bị cáo Hà không chấp nhận. Bị cáo Hà cho rằng bị cáo Mai là lãnh đạo cấp cao nhưng không đủ trình độ nghiệp vụ để xử lí tình huống quá dễ dàng như ông Trần Hiệp.

“Người đi vay và người bảo đảm chỉ là một mà đến mấy năm sau mới biết là rất trớ trêu” ông Hà nói.

Đông A