|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả?

07:10 | 15/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan đến số tiền 4.500 tỷ để tăng vốn điều lệ tại VNCB. Ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là Giám đốc Cty Phong Hiệp đứng ra vay tiền tại BIDV khai tại HĐXX rằng việc ông đổi chữ ký trong hồ sơ vay tiền so với các văn bản của HĐQT VNCB là theo sở thích chứ không nhằm mục đích che đậy điều gì.
xet xu pham cong danh sang 151 4500 ty dong da hach toan vao no phai tra Xét xử Phạm Công Danh chiều 13/1: Ai là người sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng?
xet xu pham cong danh sang 151 4500 ty dong da hach toan vao no phai tra Đề nghị kiểm tra lại quá trình đi chữa bệnh của ông Trần Bắc Hà

Xét hỏi khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank

HĐXX cho biết không còn luật sư nào đăng kí để xét hỏi về khoản vay 4.700 tỷ đồng, chỉ còn luật sư Phan Trung Hoài sẽ hỏi một số vấn đề liên quan gói tín dụng này vào chiều nay.

Thời gian còn lại phiên tòa sáng, HĐXX tiếp tục xét hỏi về khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank. Đại diện ngân hàng TPBank là ông Nguyễn hữu thanh (Giám đốc Ban pháp chế TPBank).

HĐXX hỏi Phan Thành Mai.

Bị cáo Mai thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, bị cáo chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn.

Mai khai rằng giới thiệu 3 Công ty với Phạm Công Danh và sau đó, ông Danh chọn Công ty Quỹ Lộc Việt. Ông Danh tổ chức cuộc họp gồm: Danh, Mai, Khương, Viễn, Tùng và mời Nguyễn Việt Hà dự họp.

Tại buổi họp, ông Danh thông báo đã thống nhất chủ trương với Quỹ Lộc Việt để làm dịch vụ, sử dụng các Công ty con thuộc Quỹ Lộc Việt để làm trung gian vay tiền ra từ TPBank.

Ông Danh giao Khương soạn thảo biên bản họp, Quyết liên hệ với Quỹ Lộc Việt để lựa chọn các Công ty, thống nhất số tiền vay của từng Công ty, Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh cùng Khương thống nhất với Quỹ Lộc Việt chi tiết hóa các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan. Đồng thời, ông Danh chỉ đạo Mai cân đối nguồn tiền tương ứng của VNCB để gửi thị trường 2 tại TPBank để bảo lãnh khoản vay tại TPBank.

Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng. "Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật", Mai cho biết.

"Khi giải ngân xong có một số tiền chuyển 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn; một số tiền lớn trả cho ông Trần quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích là tiền chi lãi chăm sóc khách hàng; ngoài ra còn chuyển về quỹ Lộc Việt. Bị cáo không nhớ có chuyển tiền sang công ty Hải Tiến hay không, việc sử dung khoản tiền là do ông Danh", Mai khai.

HĐXX hỏi ông Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB).

Khương khai: Bị cáo gặp ông Nguyễn Việt Hà khi ông Danh gọi bị cáo đến giới thiệu với Hà. Việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt.

Ông Danh chỉ đạo bị cáo vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu hai công ty ày bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng). Khoản vay này được bảo đảm bằng chính trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung và bằng nguồn tiền từ VNCB.

Ngoài ra, bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.

Luật sư (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát): Lý do gì bị cáo không làm Giám đốc Cty An Phát nữa?

Bị cáo Thép: Khi bị cáo ký các giấy tờ thì bị cáo lo sợ, thấy không yên tâm nên đã trả lại cho Tập đoànThiên Thanh. Bị cáo khai chỉ được hưởng lương nhân viên VNCB, không hưởng lương Giám đốc Công ty An Phát.

Đại diện CBBank: "4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả"

Luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Mai Hữu Khương: Số tiền 4.500 tỷ đã được hoạch toán thể hiện tại các báo cáo tài chính hàng ngày, báo cáo liên độ hàng năm của VNCB?

Bị cáo Khương: Hòa chung và hòa tan khác nhau. Chỉ cần lấy số phát sinh của 4.500 tỷ chuyển vào là biết được số liệu.

LS hỏi ông Chu Văn Lương (đại diện CBBank): Toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đã được CBBank hoạch toán, sau đó mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?

Đại diện CBBank: Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lên, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận.

LS: Vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước mua lại thời điểm đó là bao nhiêu?

Đại diện CBBank: Tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định là vốn điều lệ âm

Theo luật sư Hải, sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, thì 4.500 tỷ không được xem là vốn điều lệ và không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía CBBank đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.

Đại diện CBBank: Đó chỉ là quan điểm của luật sư chứ không phải là của CBBank. CBBank nhấn mạnh 4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả.

Nguyên TGĐ VNCB Phan Thành Mai: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả

Luật sư Nguyễn Xuân Anh (bảo vệ quyền lợi cho đại diện CBBank) hỏi Phạm Công Danh: bị cáo sang BIDV xin vay vốn với tư cách cá nhân, đại diện VNCB hay đại diện 12 công ty?

Bị cáo Danh: xin phép không trả câu hỏi vì đã lâu, trí nhớ kém. Tôi suy nghĩ theo quan điểm cá nhân rằng việc tăng vốn là tôi đã bỏ vào, tất cả các cổ đông không ai bỏ vào. Tiền tăng vốn là sai nhưng các cổ đông đã ký để bỏ tiền vào đấy

LS: Khi NHNN không đồng ý với tăng vốn điều lệ thì ông có báo cáo với các cổ đông hay không?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời.

LS: Các cổ đông này có yêu cầu gì về khoản tiền 4.500 tỷ đồng?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời. Dòng tiền hoàn toàn là có thật.

LS hỏi Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB): khi ký hợp đồng cầm cố đối với tiền gửi tại BIDV, VNCB có xin ý kiến của tổ giám sát NHNN không?

Bị cáo Mai: Thưa không. Khi các doanh nghiệp không trả nợ được, VNCB đã dùng tiền gửi chuyển về tài khoản các công ty để trả nợ BIDV. Theo bị cáo nhớ, việc dùng tiền gửi trả nợ chưa xin ý kiến của tổ giám sát. Khoảng 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả.

Phan Thành Mai không biết 4.500 tỷ đồng di chuyển ra sao

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (bào chữa Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) hỏi Phạm Công Danh: sau khi tiếp quản ngân hàng TrustBank thì ông phải chịu áp lực gì?

Bị cáo Danh: Có nhiều áp lực, nhưng áp lực nhất là phải trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.

LS: Những áp lực này anh Mai biết không?

Bị cáo Danh: Phan Thành Mai biết vì là người trực tiếp điều hành ngân hàng.

LS hỏi Phan Thành Mai: Đối với các hành vi của bị cáo, bị các đã thừa nhận. Nhưng bị cáo muốn làm rõ về số tiền thiệt hại ở đây, khi nhìn vào báo cáo tài chính?

Bị cáo Mai: Đối với chủ trương gói tín dụng 4.500 tỷ đồng, ban đầu, bị cáo biết là dùng tài sản bất động sản, tài sản của anh Danh và Tập đoàn Thiên Thanh để bỏa đảm khoản vay. Sau đó do quá trình thẩm định của BIDV thì không đủ về pháp lý nên mới sử dụng số tiền của của VNCB gửi tại ngân hàng. Sau khi rút tiền ra rồi thì bị cáo chỉ biết mục đích chứ di chuyển như thế nào thì không biết.

Theo bị cáo, số tiền 4.500 tỷ đồng mà luật sư hỏi là hòa vào dòng tiền chung, không bị mất, sử dụng vào các phí và các mục đích của ngân hàng.

Nguyên Trưởng Ban Kiểm soát VNCB mong HĐXX thu hồi khoản vay 4.500 tỷ đồng để khắc phục hậu quả

Luật sư thẩm vấn bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB): Đối với các biên bản họp ngày 29/4/2014 và nghị quyết HĐQT thì bị cáo có ký không?

Bị cáo Viễn: có ký.

LS: Mục đích của các hồ sơ là để tăng vốn điều lệ. Thời điểm đó HĐQT có 6 người: chị Yến, anh Dũng, anh Danh, anh Hiệp, anh Mai, anh Viễn? Khi biểu quyết về nội dung cuộc họp chỉ mình anh không được biểu quyết đúng không?

Bị cáo ở bên ban kiểm soát thì không có quyền biểu quyết chỉ có ký thôi. Nếu như không có chữ ký của bị cáo thì BIDV cũng vẫn chấp nhận.

LS: Làm khống giấy đề nghị và phương án kinh doanh của 12 công ty?

Bị cáo chỉ lấy mẫu từ BIDV và điền vào từ thông tin, số liệu mà Mai Hữu Khương giao. Bị cáo mong HĐXX xem xét đến khoản tiền 4.500 tỷ đồng vẫn còn treo tại CBBank, trước đây là VNCB, bị cáo mong HĐXX thu hồi khoản này để khắc phục hậu quả.

Nguyên trưởng phòng Khách hàng BIDV thừa nhận một số sai sót trong quá trình cho vay

Luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn) hỏi bị cáo Trần Hiệp (Giám đốc Công ty Phong Hiệp): Cty Phong Hiệp có cổ phần tại VNCB không?

Bị cáo không biết, bị cáo không liên hệ với BIDV để làm hồ sơ.

Luật sư thẩm vấn bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng Khách hàng BIDV).

Sơn khai, theo quy đinh nhiệm vụ và thẩm quyền tại phòng khách hàng doanh nghiệp 1 tại BIDV Chi nhánh Gia Định báo cáo nội dung bao gồm thẩm định tài chính, khả năng trả nợ , có phương án vay vốn rõ ràng…

Khi tiếp nhận văn bản của Hội sở chuyển về và có hồ sơ của Công ty Phong Hiệp, bị cáo đã tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đúng quy định. Bị cáo Sơn khắng định ông Trần Hiệp có lên chi nhánh BIDV để kiểm tra hồ sơ.

Thời điểm ký hợp đồng tín dụng chưa xuất hiện văn bản nào của VNCB ngoài văn bản giới thiệu công ty vay vốn. Đến khi giải ngân 105 tỷ đồng, Phong Hiệp muốn vay tiếp 325 tỷ đồng mới có các văn bản VNCB.

Bị cáo Sơn xác định đây là biện pháp bão lãnh với bên thứ 3. Thông tư 28 áp dụng cho các khoản bão lãnh cho khách hàng, việc vay vốn của Công ty Phong Hiệp không thuộc trường hợp này nên kết quả giám định tại NHNN không chính xác.

BIDV thực hiện đúng quy trình tín dụng đối với một khách hàng bình thường, không có trường hợp ngoại lệ.

BIDV đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không hề chỉ riêng đối với công ty doanh nghiệp. Tuy nhiên, bị cáo Sơn cũng nhận sai sót trong quá trình như: thiếu điều tra khách hàng và báo cáo tài chính.

Sơn khai rằng không biết trong HĐQT trị của VNCB có 1 người tên là Trần Hiệp, vì khi xem báo cáo chỉ để ý đến những nội dung chính như số tiền bảo đảm và người ký đứng ra bảo đảm. Sau khi phía cơ quan điều tra nói ông Trần Hiệp vừa là giám đốc của Công ty Phong Hiệp, vừa là Thành viên HĐQT VNCB thì bị cáo có xem lại nhưng không có bất kì thông tin gì nói hai người này là một ngoài trừ cái tên Trần Hiệp. Đồng thời, chữ ký của ông Trần Hiệp cũng thay đổi nên bị cáo không nhận ra.

Bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc xét cho VNCB vay tại BIDV và bị cáo đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Mong HĐXX xem xét, bị cáo không phạm vào Tội cố ý gây trái cũng như đồng phạm với Phạm Công Danh.

xet xu pham cong danh sang 151 4500 ty dong da hach toan vao no phai tra
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng Khách hàng BIDV).

Đại diện CBBank chưa thể trả lời số tiền 4.500 tỷ đồng sử dụng cho mục đích gì

Luật sư hỏi Phạm Công Danh: Ông có liên hệ với lãnh đạo BIDV, có thông báo với những người này giải ngân cho VNCB không?

Bị cáo Danh: Tôi không nhớ, nhưng tôi nhớ rõ một chi tiết là không nói với lãnh đạo BIDV. Bị cáo xin nói thêm là do áp lực tăng vốn điều lệ nên mới vay.

LS Nông Thị Huyển Trang hỏi Phạm Công Danh: Vay 4.700 tỷ đồng từ BIDV để tăng vốn điều lệ, trả nợ cũ và chăm sóc khách hàng? Toàn bộ tiền vay được đều sử dụng cho VNCB phải không?

Bị cáo Danh: Tôi đã trả lời rồi, không trả lời nữa. HĐXX đã nhắc rồi, tôi không trả lời nữa để khỏi mất thời gian.

Luật sư hỏi đại diện CBBank: Số tiền mà Phạm Công Danh sử dụng 12 công ty để vay vốn sau đó chuyển 4.500 tỷ đồng về VNCB để tăng vốn. Hiện tại số tiền này còn không?

Đại diện CBBank: Toàn bộ số tiền này đã hòa vào tiền chung. Hiện tại đã sử dụng hết trước ngày 5/3/2015, còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được vì đã hòa vào dòng tiền chung.

LS: Ngày 14/2/2014 – 26/7/2014: Tiền quỹ tại CB còn 13.000 tỷ đồng, CBBank nói đã hòa vào dòng tiền chung, trong đó có cả khoản tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh gửi vào để tăng vốn điều lệ. Vậy đến ngày 26/7/2014, số tiền này còn bao nhiêu?

Theo đai diện CBBank, các câu hỏi này chưa chuẩn bị nên chưa trả lời được.

Luật sư yêu cầu đại diện CBBank trả lời câu hỏi vào đầu giờ chiều nay. Tuy nhiên, đại diện CBBank cho rằng số liệu nhiều nên mong HĐXX cho gia hạn chiều mai (16/1).

Nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là GĐ Cty Phong Hiệp: "thay đổi chữ ký là theo sở thích"

LS hỏi ông Trần Hiệp: Tại sao ông lại thay đổi chữ ký?

Ông Hiệp: Bị cáo thay đổi chữ ký là theo sở thích chữ không nhằm che đậy việc gì.

HĐXX cho biết, bị cáo Hiệp bị ung thư vòm họng nên gặp khó khăn về giọng nói. Bị cáo Hiệp cho hay, người trực tiếp mang hồ sơ lên BIDV không phải là bị cáo.

LS: Ông không mang hồ sơ đến BIDV hưng bị cáo Sơn nói ông là người đến BIDV để ký hồ sơ, thì ông nghĩ như thế nào?

Bc Hiệp: Bị cáo không nhớ.

LS: Ông có gặp bất kì người nào của BIDV từ khi làm hồ sơ đến khi thu nợ hay không?

Bị cáo Hiệp: Bị cáo xin phép không trả lời.

Tóm tắt phiên ngày 13/1

Trong phiên tòa, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) đã đề nghị tòa thu hồi số tiền 4.500 tỷ đồng cùng với lãi phát sinh mà ông đã gửi vào VNCB nhằm tăng vốn điều lệ để khắc phục hậu quả.

Trả lời câu hỏi của luật sư Minh Hải (bào chữa cho ông Phạm Công Danh), đại diện Ngân hàng Xây dựng (tên mới là CB, lúc trước là VNCB) thừa nhận trước đây, VNCB có nhận số tiền 4.500 tỉ đồng từ nhóm cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ.

xet xu pham cong danh sang 151 4500 ty dong da hach toan vao no phai tra
Luật sư Trần Minh Hải. (Ảnh: NH).

Tuy nhiên, đại diện CB từ chối trả lời câu hỏi liệu có trả lại cho ông Phạm Công Danh số tiền này cùng với lãi phát sinh để ông Danh khắc phục hậu quả hay không. Theo đại diện CB, việc liên quan đến số tiền 4.500 tỉ đồng thì nên hỏi cơ quan chủ quản của CB là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới có câu trả lời chuẩn xác.

“Vấn đề này luật sư cần hỏi đại diện ngân hàng VNCB thời điểm đó chứ không thể hỏi ngân hàng CB mới. Vấn đề đó xử lý từ trước khi Ngân hàng Nhà nước mua chứ ngân hàng CB không sử dụng đồng tiền nào từ tăng vốn hết”, đại diện CB cho biết.

Ngoài ra, tại phiên tòa, Chủ tọa thông báo người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV) cho biết ông Hà đã nhập viện tại Singapore.

Theo người đại diện của ông Trần Bắc Hà, hồ sơ tài liệu chứng minh ông Trần Bắc Hà đang nằm viện tại Singapore, bản sao hộ chiếu chứng minh ông Hà đã nhập cảnh tại Singapore sẽ được nộp vào ngày 15 hoặc 16/1.

Minh Anh - Tiến Vũ

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.