|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dự toán linh hoạt là gì? Trình tự lập dự toán

10:22 | 03/03/2020
Chia sẻ
Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng dựa trên một phạm vi hoạt động thay vì một mức hoạt động.
Dự toán linh hoạt (Flexible Estimation) là gì? Trình tự lập dự toán - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: cgccons)

Dự toán linh hoạt 

Khái niệm

Dự toán linh hoạt tạm dịch sang tiếng Anh là Flexible Estimation.

Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng dựa trên một phạm vi hoạt động thay vì một mức hoạt động.

Ý nghĩa

Khi doanh nghiệp lập dự toán dựa trên một mức hoạt động cụ thể thì dự toán này được gọi là dự toán tĩnh. Dự toán tĩnh không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là chi phí sản xuất chung, bởi vì mức hoạt động thực tế thường có sự khác biệt so với mức hoạt động dự toán. 

Chính vì vậy, cần xây dựng một loại dự toán có thể đáp ứng được yêu cầu phân tích trong trường hợp mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động mà dự toán tĩnh đã lập, đó chính là dự toán linh hoạt.

Khác biệt với dự toán tĩnh

Dự toán linh hoạt khác với dự toán tĩnh ở hai điểm cơ bản.

- Thứ nhất, dự toán linh hoạt không dựa trên một mức hoạt động mà dựa trên một phạm vi hoạt động. 

- Thứ hai là kết quả thực hiện không phải so sánh với sô liệu dự toán ở mức hoạt động dự toán. Nếu mức hoạt động thực tế khác với mức hoạt động dự toán, một dự toán mới sẽ được lập ở mức hoạt động thực tế để so sánh với kết quả thực hiện.

Trình tự lập dự toán linh hoạt

Dự toán linh hoạt được xây dựng dựa trên mô hình ứng xử của chi phí. Trình tự lập dự toán linh hoạt có thể khái quát qua các bước như sau:

 -Bước 1: Xác định phạm vi phù hợp cho đối tượng được lập dự toán

- Bước 2: Xác định cách ứng xử của chi phí, tức phân loại chi phí thành biến phí, định phí. Đối với chi phí hỗn hợp, cần phân chia thành biến phí và định phí dựa trên các phương pháp ước lượng chi phí

- Bước 3: Xác định biến phí đơn vị dự toán

- Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt

Thuật ngữ liên quan

Cách ứng xử của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được.

Các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động cũng rất đa dạng. Trong doanh nghiệp sản xuất ta thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động,v.v..

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán Quản trị, Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)


Diệu Nhi