|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đối tượng tập hợp chi phí trong kế toán quản trị là gì?

16:26 | 02/03/2020
Chia sẻ
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành.
Đối tượng tập hợp chi phí trong kế toán quản trị là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: eduadvisor)

Đối tượng tập hợp chi phí

Khái niệm

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí. 

Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành. 

Khái niệm này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mà còn có thể áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác. 

Biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí

Trên một góc độ chung, có hai biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí. Đó là:

- Các trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trịở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kì. Trong doanh nghiệp sản xuất, trung tâm chi phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sản xuất, đơn vị sản xuất...

Mỗi phân xưởng có thể là một giai đoạn công nghệ trong qui trình sản xuất ở doanh nghiệp, hoặc có thể hoàn thành một công việc có tính độc lập nào đó. 

Trung tâm chi phí có thể là mỗi cửa hàng, quầy hàng... trong doanh nghiệp thương mại, hoặc từng khách sạn, khu nghỉ mát, từng bộ phận kinh doanh... trong kinh doanh du lịch.

- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc (đơn đặt hàng) hay một hoạt động, một chương trình nào đó

Như chương trình tiếp thị, hoạt động nghiên cứu và triển khai cho một sản phẩm mới, hoạt động sữa chữa tài sản cố định... 

Đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này thường không quan tâm đến các bộ phận phát sinh chi phí mà quan tâm chi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào. Khi đó, người quản trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau.

Căn cứ xác định

Để xác định đối tượng tập hợp chi phí theo hai hướng trên, kế toán có thể dựa vào những căn cứ sau:

- Phân cấp quản và yêu cầu quản đối với các bộ phận của tổ chức

Khi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận thực hiện những chức năng khác nhau thì vấn đề phân cấp phải được đặt ra. 

Phân cấp quản gắn liền trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp dẫn đến hình thành các trung tâm trách nhiệm, trong đó có trung tâm chi phí, đã đặt ra yêu cầu dự toán và kiểm soát chi phí tại từng trung tâm.

Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là các trung tâm chi phí góp phần tính giá thành và kiểm soát chi phí tại trung tâm đó.

- Tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp, quá trình chế biến liên tục hay quá trình chế biến song song. 

Đối với qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản phẩm cuối cùng nhận được do chế biến liên tục các loại vật liệu sử dụng, quá trình chế biến không phân chia thành các công đoạn thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. 

Nếu quá trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm tương tự, khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là nhóm sản phẩm cùng loại.

Đối với qui trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm cuối cùng nhận được do lắp ráp cơ học thuần túy ở các bộ phận, chi tiết... hoặc qua nhiều bước chế biến theo một trình tự nhất định thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm.

- Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp

Trong nhiều trường hợp, do sản phẩm sản xuất có tương tự nhau về công dụng nhưng khác nhau về kích cỡ thì việc chọn một đơn vị tính giá thành chung cho các loại sản phẩm (lít, kg, m2 , ...) có thể dẫn đến chọn đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm. 

Cách chọn đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này đảm bảo hài hòa giữa chi phí và lợi ích trong quá trình tính giá thành ở đơn vị.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán Quản trị, Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)

Diệu Nhi

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.