|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại (Deferred Long-Term Liability Charges) là gì? Đặc điểm

08:59 | 24/02/2020
Chia sẻ
Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại (tiếng Anh: Deferred Long-Term Liability Charges) là các khoản nợ trong tương lai mà công ty không phải trả trong kì kế toán hiện tại ví dụ như các nghĩa vụ nợ thuế hoãn lại.
Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại (Deferred Long-Term Liability Charges) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại

Khái niệm

Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại trong tiếng Anh là Deferred Long-Term Liability Charges.

Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại là các khoản nợ trong tương lai mà công ty không phải trả trong kì kế toán hiện tại ví dụ như các nghĩa vụ nợ thuế hoãn lại.   

Đặc điểm Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại 

Các khoản phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại được bút toán trên các mục chi tiết trong bảng cân đối kế toán bên cạnh các nghĩa vụ nợ dài hạn khác, được báo cáo là chi phí trên báo cáo thu nhập cho đến khi chúng được thanh toán.   

Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại thường là các khoản nghĩa vụ thuế hoãn lại phải trả trong vòng một năm hoặc hơn trong tương lai.

Những khác biệt giữa các khoản nghĩa vụ thuế hoãn lại và các khoản thuế phải trả chỉ là tạm thời và có xu hướng cân bằng theo thời gian. 

Các nghĩa vụ nợ dài hạn khác được hoãn lại bao gồm khoản tiền thưởng hoãn lại, nợ lương hưu hoãn lại, doanh thu trả chậm và các nghĩa vụ nợ phái sinh.   

Ví dụ về Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại 

Một ví dụ phổ biến về nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại là một công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro từ một dòng tiền tăng hoặc giảm hoặc có giá trị hợp lí. 

Trong trường hợp này, các thay đổi của giá trị hợp lí hàng năm được hoãn lại cho đến khi giao dịch được đảm bảo xảy ra hoặc cho đến khi công cụ phái sinh hết hiệu lực.   

Các khoản lỗ tiềm tàng của một công cụ phòng ngừa rủii ro sẽ được ghi sổ là các phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại cho đến khi phát sinh tổn thất thực sự. 

Nếu một công cụ tài chính phái sinh không đủ điều kiện làm công cụ phòng ngừa rủi ro, cả những thay đổi đã được thực hiện hay chưa thực hiện trong giá trị thị trường hợp lí sẽ được phản ánh ngay lập tức trên báo cáo thu nhập.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.