|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Độc quyền song phương (Bilateral Monopoly) là gì? Bất lợi của độc quyền song phương

09:19 | 21/10/2019
Chia sẻ
Độc quyền song phương (tiếng Anh: Bilateral Monopoly) là tình huống xảy ra khi chỉ có duy nhất một người mua và một người bán trên thị trường.
Bilateral Monopoly

Hình minh họa

Độc quyền song phương

Khái niệm

Độc quyền song phương trong tiếng Anh là Bilateral Monopoly.

Độc quyền song phương tồn tại khi thị trường chỉ có một nhà cung cấp và một người mua. Nhà cung cấp duy nhất sẽ có xu hướng hoạt động như một nhà độc quyền và tìm cách tính giá cao cho người mua. Người mua đơn duy nhất sẽ cố gắng để chỉ phải trả một mức giá càng thấp càng tốt. 

Do mục tiêu của hai bên mâu thuẫn nhau, cả hai phải đàm phán dựa trên khả năng thương lượng tương đối của mỗi bên, và giá cuối cùng nằm ở giữa điểm lợi nhuận tối đa của hai bên.

Tình hình này có thể tồn tại bất cứ khi nào có một thị trường nhỏ, khép kín, giới hạn số lượng người tham gia thị trường, hoặc có nhiều người tham gia thị trường nhưng chi phí chuyển đổi người mua hoặc người bán rất tốn kém và không khả thi.

Bản chất của độc quyền song phương

Thuật ngữ hệ thống độc quyền song phương thường được các nhà kinh tế sử dụng để mô tả thị trường lao động của các quốc gia công nghiệp hóa vào những năm 1800 và đầu thế kỉ 20. 

Các công ty lớn sẽ nắm giữ tất cả các công việc trong một thị trấn, và sử dụng sức mạnh của họ để đẩy giá tiền lương xuống mức thấp hơn. Để tăng sức mạnh thương lượng, các công nhân đã thành lập công đoàn lao động với khả năng đình công và trở thành một lực lượng với sức mạnh tương xúng khi thương lượng về tiền lương.

Khi chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển mạnh ở Mỹ và những nơi khác, nhiều công ty phải cạnh tranh để có được lực lượng lao động, và sức mạnh của một công ty duy nhất để áp đặt tiền lương suy giảm đáng kể. 

Do đó, lệ công nhân tham gia công đoàn giảm, và hầu hết các ngành công nghiệp mới đã hình thành nên mà không cần các nhóm thương lượng tập thể giữa các công nhân.

Bất lợi của độc quyền song phương

Rắc rối phát sinh khi các bên không thể xác định các điều kiện mua bán, và cuộc đàm phán vượt xa những gì được cho phép. 

Ví dụ, thay vì đàm phán công bằng và trao đổi các hợp đồng dự thảo, người mua và người bán lạm dụng quyền của họ: ngừng vận chuyển hàng hóa, áp đặt các điều kiện không có lợi và phân biệt đối xử, gửi thông tin sai lệch cho nhau, v.v ... Điều này tạo ra sự không chắc chắn và đe dọa toàn bộ thị trường.

Một dạng phổ biến của độc quyền song phương xảy ra trong tình huống chỉ có một chủ lao động lớn trong một thị trấn công nghiệp, có cầu về lao động lớn và đáng kể trong thành phố, còn nguồn cung lao động được quản lí bởi một công đoàn mạnh mẽ và tổ chức tốt.

Trong những tình huống như vậy, người sử dụng lao động không có hàm cung có thể mô tả đầy đủ mối quan hệ giữa khối lượng cung ứng và giá sản phẩm (lao động). Do đó, công ty phải tự ý chọn một điểm trên đường cầu thị trường để tối đa hóa lợi nhuận của mình. 

Vấn đề là các doanh nghiệp trong tình huống này là những người mua duy nhất một sản phẩm độc quyền. Do đó, hàm cầu đối với tài nguyên sản xuất của công ty bị loại bỏ. Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận của mình, doanh nghiệp cũng phải chọn một điểm nằm trên đường cung của người bán.

(Theo investopedia)

Hằng Hà