|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thị trường nhị quyền mua (Duopsony) là gì? Ví dụ thực tiễn về thị trường nhị quyền mua

17:31 | 30/09/2019
Chia sẻ
Thị trường nhị quyền mua (tiếng Anh: Duopsony) là tình trạng thị trường chỉ có hai người mua nhưng có nhiều người bán, khiến người mua nắm giữ quyền lực lớn đối với những nhà cung cấp của họ.
intel_amd-100697584-large

Hình minh họa. Nguồn: techhive.com

Thị trường nhị quyền mua

Khái niệm

Thị trường nhị quyền mua trong tiếng Anh là Duopsony, hoặc Buyer's Duopoly.

Thị trường nhị quyền mua là tình trạng kinh tế trong đó chỉ có hai người mua lớn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Kết hợp lại, hai người mua này quyết định nhu cầu thị trường, mang lại cho họ sức mạnh thương lượng đáng kể, với giả định rằng có số lượng lớn công ty cạnh tranh nhau để bán hàng hóa và dịch vụ cho họ.

Thị trường nhị quyền mua cho người mua khả năng kén chọn và giảm giá. Khi có nhiều người bán hơn người mua, người mua sẽ nắm giữ quyền lực. Lí thuyết tương tự cũng được áp dụng cho một nhóm độc quyền khi chỉ có một số lượng nhỏ người bán hoặc thị trường nhượng quyền bán, khi chỉ có hai người bán lớn trên thị trường.

Một ví dụ đơn giản về thị trường nhượng quyền mua là một thị trấn chỉ có hai nhà hàng hoạt động. Nếu trong thị trấn có nhiều người phục vụ và đầu bếp, hai nhà hàng sẽ có vị trí quyền lực để thương lượng trả lương thấp hơn.

Các đầu bếp và bồi bàn không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận mức lương thấp, trừ khi họ quyết định không làm việc. Điều này cho thấy công ty ở vị thế người mua trong thị trường nhị quyền mua không chỉ có thể giảm chi phí vật tư mà còn giảm giá lao động.

Ví dụ thực tiễn về thị trường nhị quyền mua

Trước thời đại thống trị của Amazon trong lĩnh vực bán lẻ, Walmart và Costco Wholesale nắm quyền lực trong thị trường nhị quyền mua đối với các nhà cung cấp hàng hóa. Bất kì nhà cung cấp hàng hóa bán lẻ nào cũng phải được phân phối thông qua các chuỗi cửa hàng trên hoặc chịu phá sản. 

Điều này đã mang lại cho Walmart và Costco Wholesale vị thế thương lượng mạnh mẽ và khả năng yêu cầu nhượng bộ từ các công ty khác.

Một ví dụ điển hình khác là Intel và Advanced Micro Devices (AMD). Kết hợp lại, hai công ty này chiếm gần 100% doanh số trong thị trường chip xử lí máy tính, và do đó có ảnh hưởng lớn đến các nhà cung cấp chip xử lí máy tính.

Lưu ý về thị trường nhị quyền mua

Các công ty luôn phấn đấu để đạt được sự độc đáp và được nằm trong nhóm thiểu số. Cạnh tranh ít thường mang lại sức mạnh định giá lớn hơn và lợi nhuận cao hơn. Thông thường, các công ty khác sẽ cố gắng gia nhập, phá bỏ thị trường nhị quyền mua, mặc dù điều này không dễ dàng nếu sản phẩm hoặc dịch vụ có rào cản gia nhập cao.

(Theo investopedia)

Hằng Hà