|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đô thị (City) là gì? Phân loại đô thị

10:47 | 17/09/2019
Chia sẻ
Đô thị (tiếng Anh: City) là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện về cấp quản lí cũng như điều kiện về trình độ phát triển.
20180930173649891

Hình minh họa (Nguồn: World Atlas)

Đô thị (City)

Đô thị - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Urban hoặc City.

Thực thể đô thị và khái niệm đô thị đã xuất hiện từ trong lịch sử xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu hình thành nếp sinh hoạt. 

The America Encyclopeadia cho rằng: "Đô thị là một tập hợp dân cư có một qui mô đáng kể, ở đó điều kiện sống được xem là theo kiểu đô thị, trái ngược với đời sống nông thông ở miền thôn quê. Theo nghĩa đó, đô thị là một hiện tượng chung của xã hội văn minh".

Dễ hiểu hơn, đô thị là sản phẩm của văn minh nhân loại phát triển đến một trình độ nhất định, là hình thức quần cư phức tạp xuất hiện trong quá trình đô thị hóa, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội". (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Phân loại đô thị

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.

Đô thị loại I

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại II

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại III

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại IV

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 5 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại V

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Qui mô dân số từ 4.000 người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. (Theo Nghị định Số: 72/2001/NĐ-CP)

Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.