|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đi cùng bố là doanh nhân kỳ cựu, cô gái họ 'Tôn Nữ' nhận đầu tư với định giá 8,5 tỷ đồng cho startup bút ngọc trai

07:45 | 24/05/2021
Chia sẻ
Tốt nghiệp đại học Mỹ, được công ty gia đình hậu thuẫn, và có sự đồng hành của bố là nhà kinh doanh Tôn Thạnh Nghĩa, nhà sáng lập BluSaigon đến Shark Tank Việt Nam kêu gọi đầu tư 4 tỷ đồng.

Mở đầu tập 4 Shark Tank Việt Nam mùa 4 có sự xuất hiện của ông Tôn Thạnh Nghĩa - Tổng giám đốc công ty TNHH nút áo Tôn Văn cùng con gái là Tôn Nữ Xuân Quyên, cùng nhau đến gọi vốn cho công ty BluSaigon.

Dành thời gian để tâm sự, ông Tôn Thạnh Nghĩa cho biết năm 35 tuổi ông mới bắt đầu học tiếng Nhật để tìm kiếm một nghề có thu nhập cao hơn và mãi đến năm 40 tuổi, ông mới bắt đầu khởi nghiệp với sản phẩm nút áo bằng vỏ sò, ốc, ngọc trai. Sản phẩm của ông Nghĩa chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài.

Con gái ông, Tôn Nữ Xuân Quyên, CEO BluSaigon có được sự hậu thuẫn từ Tôn Văn nhưng kinh doanh sản phẩm hoàn toàn khác biệt và đến chương trình để kêu gọi 4 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Dắt theo bố là doanh nhân kỳ cựu lên Shark Tank gọi vốn, startup họ vua được 2 người đàn ông tranh giành, Shark Việt lần đầu xuống tiền - Ảnh 1.

Cha con doanh nhân Tôn Thạnh Nghĩa và Tôn Nữ Xuân Quyên đến Shark Tank Việt Nam gọi vốn (Ảnh: Shark Tank Việt Nam)

Tới chương trình, nữ CEO cũng mang theo các sản phẩm như bút ngọc trai, đồ trang sức được làm từ chính tay các nghệ nhân khảm trai - một nghề hàng ngàn năm tuổi của Việt Nam.

Về bản thân, CEO Xuân Quyên giới thiệu mình tốt nghiệp đại học ở Mỹ và từng khởi nghiệp cách đây khoảng 10 năm. Sau 7 năm thì bà bán công ty và tập trung vào xây dựng BluSaigon vào năm 2019 Về sản phẩm bút ngọc trai, nữ CEO cho biết sản phẩm được làm thủ công 100% từ các vật liệu thân thiện với môi trường, phủ lớp mạ vàng 24K. 

Nữ CEO nhận thấy bút ngọc trai có tiềm năng trở thành sản phẩm quà tặng quốc gia, cũng như khả năng mang lại lợi nhuận cao với thị trường lên tới 400 tỷ USD cùng lợi nhuận lên tới 400 triệu USD. BluSaigon cho biết có nhiều đối tác từ Mỹ, Úc và Canada muốn trở thành đối tác phân phối độc quyền. Giá sản phẩm bút ngọc trai dao động từ 1,2 triệu đến 20 triệu đồng, mô phỏng sản phẩm đắt nhất hãng nước ngoài.

Ngoài bút ngọc trai, BluSaigon còn có các dòng sản phẩm khác được làm từ ngọc trai, ốc, vỏ sò. 

Doanh thu năm 2020 của BluSaigon đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 20% trong khi công ty gia đình Tôn Văn chỉ sản xuất nút áo có doanh thu 40 tỷ năm. Theo chia sẻ, BluSaigon theo đuổi ý tưởng làm ra sản phẩm tương đồng với một thương hiệu nổi tiếng của Đức có tên là MontBlanc. 

Nhận thấy ở Việt Nam chưa có các sản phẩm bút đạt chất lượng cao cấp và BluSaigon đang đi theo hướng phát triển thiết kế, đầu tư trải nghiệm người dùng nhằm đạt tới tầm quà tặng quốc gia Việt Nam.

Dắt theo bố là doanh nhân kỳ cựu lên Shark Tank gọi vốn, startup họ vua được 2 người đàn ông tranh giành, Shark Việt lần đầu xuống tiền - Ảnh 2.

CEO Tôn Nữ Xuân Quyên (Ảnh: Shark Tank Việt Nam)

Hiện các sản phẩm của BluSaigon đang bán ở các trang thương mại điện tử nước ngoài như Amazon cũng như website của hãng. CEO Tôn Nữ Xuân Quyên định hướng phát triển trong nước lên tầm quà tặng quốc gia. Vốn điều lệ của BluSaigon là 5 tỷ đồng và thực góp là 4 tỷ đồng. 

"Lãi em đang có 600 triệu nhưng lại định giá công ty lên 40 tỷ, gần 100 lần, em dựa vào đâu?", Như thường lệ, Shark Phú lên tiếng hỏi về tình hình tài chính của công ty. 

Nữ CEO cho biết dựa vào sản phẩm nút áo đã có được doanh thu 40 tỷ đồng nên mới đưa ra mức định giá đó. Thêm nữa, ngoài bút ngọc trai BluSaigon còn có cả các sản phẩm như trang sức, quà tặng... vì muốn độc lập với công ty của bố nên CEO Tôn Nữ Xuân Quyên muốn tách ra với thương hiệu riêng là BluSaigon, tách biệt với sản phẩm nút áo.

Tuy vậy, ông Phú nhận thấy CEO Tôn Nữ Xuân Quyên không cần tách riêng ra với công ty gia đình của mình vì không tăng trưởng quá nhanh nên không cần vốn bên ngoài, chưa kể ngành này nằm ngoài hệ sinh thái của Sunhouse nên Shark Phú từ chối đầu tư.

Trong khi đó, Shark Hưng khá hào hứng với sản phẩm bút ngọc trai của BluSaigon. Vị cá mập cho rằng startup nên đầu tư vào câu chuyện cho thương hiệu thay vì chi phí sản xuất sản phẩm. 

Tự tin với khả năng kinh doanh sản phẩm cao cấp, Shark Phạm Thanh Hưng đưa ra offer 4 tỷ đồng cho 40% cổ phần. Shark Nguyễn Thanh Việt cũng hào hứng với sản phẩm của BluSaigon nên đưa ra offer thấp hơn Shark Hưng với 4 tỷ đồng cho 32% cổ phần. Ông cũng gợi ý nên đưa vào sản phẩm những câu chuyện về danh nhân nước Việt, thay vì các vị thần Hy Lạp.

Shark Đỗ Liên cho rằng để phát triển thương hiệu đạt đến tầm quốc gia thì cần tốn rất nhiều thời gian và tiền của trong khi bà đã lớn tuổi nên không thể kiên trì với startup trong thương vụ này, vì thế nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm Lian từ chối đầu tư.

Dù thuộc tuýp đầu tư mạo hiểm nhưng nhận thấy không có thế mạnh với sản phẩm của startup nên Shark Nguyễn Hòa Bình cũng từ chối đầu tư. Ông đề xuất sẽ hỗ trợ startup ở mảng bán hàng. Ông nhận định với offer của Shark Việt, mức định giá trước đầu tư của BluSaigon lên đến 8,5 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với số vốn bỏ ra.

"Được gấp đôi (về giá trị) trong vòng chưa được một năm, có đi buôn đất cũng chẳng được một năm gấp đôi đâu", ông Bình nhận định.

Sau khoảng thời gian trao đổi với bố, CEO Tôn Nữ Xuân Quyên quyết định chọn Shark Việt vì nhận thấy vốn kiến thức sâu rộng của vị cá mập về lịch sử văn hóa Việt Nam, cũng như sự mở lòng với các sản phẩm mới.

Thùy Trang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.