|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Làm tay robot như phim Marvel, startup nhận 5 tỷ đồng từ Shark Liên dù mới có 20 người dùng thực tế

00:21 | 17/05/2021
Chia sẻ
Tự tin có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và cần ít vốn hơn các đối thủ, Vulcan Augmetics nhận được cú gật đầu từ Shark Liên.

Rafael Masters và Trịnh Khánh Hạ mang đến cho "Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ" mùa 4 startup Vulcan Augmetics chuyên sản xuất các module chân, tay giả giá thành thấp dành cho người khuyết tật. 

Thực tế, Vulcan Augmetics không phải một cái tên quá lạ lẫm trong làng startup Việt. Công ty này từng là quán quân cuộc thi The Blue Venture Award và cũng đạt từng lọt đến top 10 cuộc thi startup mang tầm cỡ quốc tế The Venture 2019.

Shark Liên rót vốn vào startup cánh tay robot 'như trong phim siêu anh hùng' cho người khuyết tật - Ảnh 1.

Điểm mạnh của những cánh tay robot đến từ Vulcan Augmetics là giá thành thấp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. (Ảnh: Shark Tank).

Sản phẩm của Vulcan Augmetics là các cánh tay có kết nối bluetooth bên trong cùng với đó là một thiết bị đặc biệt để kết nối vào cổ tay. Trịnh Khánh Hạ chia sẻ ban đầu Vulcan Augmetics dùng bộ cảm biến điện để đọc sóng cơ của người dùng.

Dù vậy, linh kiện này khiến giá thành sản phẩm tăng lên trong khi đó lại không tiện ích đối với những người khuyết tật không còn duy trì được sóng cơ đủ mạnh. Mục đích chính của những cánh tay robot này là cầm, nắm.

Đến Shark Tank Việt Nam, Vulcan Augmetics kêu gọi 5 tỷ đồng cho 5% cổ phần để tăng tốc, thâm nhập tốt hơn vào thị trường Việt Nam trong khi đó đẩy mạnh sản xuất để sớm xuất khẩu sang Ấn Độ. Điều này đồng nghĩa với việc mức tự định giá trước đầu tư của Vulcan lên đến 95 tỷ đồng.

Hiện tại, Vulcan Augmetics đang có hợp tác với 17 trung tâm chỉnh hình tại Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ có 3 trung tâm mang về cho startup này từ 1 – 2 khách hàng. Vulcan Augmetics  đang có khoảng 20 người dùng sản phẩm thực tế. Là một sản phẩm về y tế, Vulcan Augmetics thừa nhận quá trình quyết định mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm sẽ diễn ra lâu hơn so với các lĩnh vực quen thuộc.

Khi nhận được câu hỏi vì sau lại định giá công ty cao đến vậy, ông Rafael Masters, đồng sáng lập Vulcan Augmetics nói rằng lý do là sản phẩm và phân khúc của công ty là thiết bị công nghệ y tế. 

Ông Rafael Masters cho biết một công ty đối thủ của Vulcan Augmetics là Open Bionics mất tời 4 năm và 1 triệu USD để phát triển được đến giai đoạn tương tự giai đoạn hiện tại của Vulcan Augmetics. 

Làm tay robot như phim Marvel, startup nhận 5 tỷ đồng từ Shark Liên dù mới có 20 người dùng thực tế - Ảnh 2.

Hai nhà sáng lập Rafael Masters và Trịnh Khánh Hạ. (Ảnh: Shark Tank).

Trong khi đó đối thủ còn lại là Unlimited Tomorrow mất 6 năm cùng số tiền đầu tư 1,2 triệu USD. Vì lý do đi nhanh hơn thị trường và cần ít vốn hơn, các nhà sáng lập Vulcan Augmetics tự tin vào định giá của mình. Đến thời điểm hiện tại, Vulcan Augmetics nhận được 180.000 USD đầu tư từ 3 nhà đầu tư khác nhau với định giá ở vòng gần nhất là 1,4 triệu USD.

Lợi thế cạnh tranh của Vulcan là ở giá thành. Theo chia sẻ của nhóm sáng lập, sản phẩm của công ty đang được bán trên thị trường với giá khoảng 1.000 USD. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Hưng đánh giá các sản phẩm cạnh tranh hiện có giá khoảng gấp nhiều lần.

Ngoài ra, nhà sáng lập cũng cho biết thêm hiện trên thế giới có khoảng 57 triệu người khuyết tật tay, chân. Thị trường sản phẩm mà công ty cung cấp có giá trị lên đến 12,3 tỷ USD.

Sau phần trình bày, bà Đỗ Liên đưa ra offer đầu tư 5 tỷ đồng cho 25% công ty. Điều này đồng nghĩa với việc bà định giá Vulcan ở mức 15 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số 1,4 triệu USD mà nhà đầu tư trước đánh giá.

Dẫu vậy, bà Liên cho biết bản thân sẽ đem đến những lợi thế nhất định cho startup, ví dụ như cam kết sẽ giúp Vulcan Augmetics có được bằng sáng chế ở Đức và đây có thể là cách cửa để Vulcan Augmetics thâm nhập được thị trường Châu Âu. 

Bà đồng thời là người duy nhất đưa ra lời mời đầu tư cho vòng này. Vulcan Augmetics chia sẻ rất quan tâm đến offer của Shark Liên vì đối thủ lớn nhất của công ty ở Việt Nam cũng đến từ Đức. 

Bà Liên cũng là người duy nhất đưa ra lời đề nghị. Ông Nguyễn Hòa Bình, sau khi các nhà sáng lập nói rằng Vulcan là một doanh nghiệp mang thiên hướng xã hội, cũng quyết định rút lui. 

"Làm từ thiện ra từ thiện, làm ăn ra làm ăn", Shark Bình chia sẻ.

Khi bà Đỗ Liên là cá mập duy nhất còn lại trong bể, phía Vulcan mong muốn bà giảm bớt cổ phần đề nghị xuống 10% khi không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư đã rót vốn trước đó.

Khi hai bên vẫn đang cố gắng tìm được tiếng nói chung, Shark Hưng đưa ra lời phân tích, cho rằng Vulcan có thể đề nghị 5 tỷ đồng cho 15% cổ phần (để giữ nguyên mức định giá ở vòng trước). 10% còn lại sẽ là những ưu đãi nếu Shark Liên thực hiện được những gì cam kết.

Sau khi phân tích, hai nhà sáng lập vẫn muốn Shark Liên thực hiện được cam kết trong vòng một tháng, đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu ban đầu xuống còn 13%. 

Về những cam kết, bà Liên cho rằng thời gian xử lý sẽ rời vào 1-3 tháng tùy phía nhà sáng lập. Ngoài ra bà cũng đồng ý với các điều khoản mà Vulcan đưa ra. 

Thái Sơn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.