Shark Tank Việt Nam mùa 4, Thương vụ bạc tỷ 2021
Shark Tank Việt Nam mùa 3. Những nhận xét, đánh giá của các Shark Tank như Shark Linh, Shark Phú, Shark Khoa, Shark Vương, Shark Hưng. Cùng xem những quyết định đầu tư của các Shark trong thương vụ bạc tỷ mùa 2.
Shark Tank Việt Nam mùa 3 mới nhất
Shark Tank Việt Nam mùa 3 đã có những thể thức mới cùng những với các Shark mới để khiến cho nhiều màn gọi vốn hấp dẫn hơn và kịch tích hơn từ những ý kiến "Cá Mập".
Shark Tank Việt Nam là một chương trình truyền hình thực tế bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi Shark Tank. Năm 2017, VTV mua thành công bản quyền chương trình và công chiếu trên VTV3 với tên gọi tiếng Việt là "Thương vụ bạc tỉ".
Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa thứ nhất, những người đóng vai trò nhà đầu tư (cá mập) bao gồm ông Nguyễn Xuân Phú (Chủ tịch SunHouse), ông Phạm Thanh Hưng (Phó chủ tịch CENGROUP), bà Thái Vân Linh (Đại diện quĩ VinaCapital ở thời điểm đó) và ông Trần Anh Vương (Giám đốc Sam Holding).
Hiện tại, sau 3 mùa phát sóng đã có thêm các nhà đầu tư khác xuất hiện trong chương trình.
Có thể kể đến ông Lê Đăng Khoa (Nhà sáng lập khu du lịch sinh thái The Bamboo), bà Trương Lý Hoàng Phi (đại diện quĩ Vingroup Capital ở thời điểm phát song), ông Nguyễn Ngọc Thủy (nhà sáng lập & Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Egroup), ông Nguyễn Mạnh Dũng (Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan), ông Louis Nguyễn (Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Saigon (SAM), ông Nguyễn Thanh Việt (chủ tịch Intracom), ông Đặng Hồng Anh (chủ tịch Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín), bà Đỗ Thị Kim Liên (Nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN) và ông Nguyễn Hòa Bình (Chủ tịch Nexttech).
Shark Tank Việt Nam là sân chơi cho các startup
Các startup nộp đơn đăng kí tới chương trình Shark Tank Việt Nam và có cơ hội được xuất hiện trên sóng truyền hình nếu vượt qua được vòng hồ sơ. Những nhà sáng lập sẽ trình bày trước các nhà đầu tư và thuyết phục họ rót vốn vào công ty của mình.
Sau khi hết phần trình bày, người đại diện công ty sẽ phải trả lời chất vấn từ các "cá mập", những nhà đầu tư tiềm năng. Điều này sẽ quyết định xem startup đó có nhận được vốn đầu tư hay không.
Về phía các nhà đầu tư, họ có quyền đàm phán lại tỉ lệ sở hữu nếu như cảm thấy số cổ phần mà đại diện công ty đưa ra quá thấp. Tuy nhiên các "cá mập" không có quyền đàm phán giảm số tiền kêu gọi ban đầu từ các startup.
Sau khi quyết định không rót vốn, các nhà đầu tư sẽ không có quyền quay lại. Sau khi các nhà đầu tư đưa ra đề nghị, nếu phía startup cũng đồng ý thì sẽ là một thương vụ thành công.
Shark Tank Việt Nam còn là sân chơi của các nhà đầu tư
Không chỉ các startup nỗ lực hết mình để gọi vốn, đôi khi các nhà đầu tư còn phải chứng tỏ mình để thuyết phục nhà sáng lập trong trường hợp có nhiều người cùng cam kết đầu tư.
Trên thực tế tại Shark Tank Việt Nam có không ít những trường hợp các nhà đầu tư phải cạnh tranh rất gắt gao. Thương vụ ống hút cỏ Greenjoy và mạng xã hội du lịch Liberzy là những ví dụ tiêu biểu trong Shark Tank Việt Nam mùa 3.
Sau khi các startup nhận được cam kết đầu tư, họ sẽ cần vượt qua được vòng thẩm định để đảm bảo những thông tin cung cấp là chính xác. Hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng đầu tư sau khi startup vượt qua vòng thẩm định.