|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư tự định (Autonomous Investment) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng

14:36 | 09/01/2020
Chia sẻ
Đầu tư tự định (tiếng Anh: Autonomous Investment) là khoản đầu tư của chính phủ hoặc cơ quan khác vào một dự án hoặc đầu tư ra nước ngoài mà không quan tâm đến mức độ tăng trưởng kinh tế hay triển vọng lợi nhuận của khoản đầu tư đó.
Đầu tư tự định (Autonomous Investment) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến Đầu tư tự định  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Penpoin.com

Đầu tư tự định

Khái niệm

Đầu tư tự định trong tiếng Anh là Autonomous Investment.

Đầu tư tự định là khoản đầu tư của chính phủ hoặc cơ quan khác vào một dự án hoặc đầu tư ra nước ngoài mà không quan tâm đến mức độ tăng trưởng kinh tế hay khả năng tạo ra lợi nhuận của khoản đầu tư đó. 

Nói cách khác, đầu tư tự định vẫn được thực hiện cho dù điều kiện kinh tế thay đổi hay khả năng thành công của dự án thay đổi.   

Các khoản đầu tư này được thực hiện chủ yếu cho mục đích ổn định địa chính trị, viện trợ kinh tế, các dự án cơ sở hạ tầng, an ninh quốc gia, an ninh người dân và các mục tiêu nhân đạo. 

Đặc điểm Đầu tư tự định

Đầu tư tự định là những khoản đầu tư được coi là nhu cầu cơ bản đối với các cá nhân, tổ chức như phúc lợi, y tế và an ninh của một quốc gia. 

Những khoản đầu tư này vẫn được thực hiện ngay cả khi mức thu nhập khả dụng của chúng bằng 0. 

Đầu tư tự định có thể là các khoản bổ sung dự trữ quốc gia, đầu tư của chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng đường bộ, đường cao tốc và các khoản đầu tư khác nhằm duy trì hoặc nâng cao tiềm năng kinh tế của quốc gia đó. 

Các khoản đầu tư tự định không đóng góp cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cũng như không bị cắt giảm để đối phó với suy thoái kinh tế. Cho thấy đầu tư tự định không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận mà với mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội.     

Đầu tư tự định trái ngược với đầu tư để kích thích, các khoản đầu tư kích thích được điều chỉnh tăng hoặc giảm để phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế. 

Đầu tư kích thích được thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. Vì chúng phản ứng với những thay đổi trong sản lượng nên có xu hướng biến động hơn so với đầu tư tự định.  

Đầu tư tự định là lực lượng bình ổn cần thiết để giảm thiểu các biến động trong đầu tư kích thích.   

Đầu tư tự định và đầu tư kích thích có thể được giải thích bằng xu hướng đầu tư cận biên (MPI). Khi MPI bằng không, khoản đầu tư là đầu tư tự định, khi MPI dương, khoản đầu tư là đầu tư kích thích.

Xu hướng đầu tư cận biên là tỉ lệ của thay đổi trong đầu tư trên thay đổi trong thu nhập. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến Đầu tư tự định 

Về mặt lí thuyết, đầu tư tự định không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế một số yếu tố vẫn có thể ảnh hưởng đến chúng. 

- Trong thực tế, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các khoản đầu tư được thực hiện trong một nền kinh tế do nó có ảnh hưởng đến chi tiêu nền kinh tế đó.   

- Chính sách thương mại giữa các quốc gia cũng gây ảnh hưởng đến các khoản đầu tư tự định được thực hiện bởi người dân các nước. 

Nếu một nhà sản xuất hàng hóa giá rẻ bị áp thuế xuất khẩu, thì giá bán sản phẩm hoàn chỉnh cho các quốc gia nhập khẩu hàng hóa này sẽ đắt hơn. 

- Các chính phủ cũng có thể kiểm soát các khoản đầu tư tự định của người dân thông qua các loại thuế. 

Nếu một hàng hóa cơ bản (ví dụ như gạo, bánh mì) và không có sản phẩm thay thế nào khác bị đánh thuế thì khoản đầu tư tự định liên quan đến hàng hóa này có thể sẽ giảm.   

Đầu tư tự định và Đầu tư kích thích 

Đầu tư tự định và đầu tư kích thích khác nhau ở chỗ số tiền khoản đầu tư kích thích được thay đổi theo những kì vọng kinh tế. 

Ví dụ, khi thu nhập khả dụng tăng lên, tỉ lệ kích thích tiêu dùng cũng tăng lên. 

Sự dịch chuyển cùng chiều này áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ thông thường. 

Khi người dân có nhiều thu nhập khả dụng hơn, họ thường có xu hướng tiết kiệm hoặc đầu tư tiền để tạo ra thu nhập trong tương lai.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo