|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ước lao động hàng hải (Maritime Labour Convention - MLC) là gì?

10:34 | 09/01/2020
Chia sẻ
Công ước lao động hàng hải (tiếng Anh: Maritime Labour Convention, viết tắt: MLC) là một thỏa thuận của tổ chức lao động quốc tế ILO.
Công ước lao động hàng hải (Maritime Labour Convention - MLC) là gì? - Ảnh 1.

Công ước lao động hàng hải (Maritime Labour Convention - MLC) (Ảnh: Office of the Watch)

Công ước lao động hàng hải (Maritime Labour Convention - MLC)

Công ước lao động hàng hải - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Maritime Labour Convention, viết tắt là MLC.

Công ước lao động hàng hải hay còn gọi là công ước MLC, là một thỏa thuận quốc tế vào năm 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO. Công ước MLC qui định về quyền lợi của người đi biển cùng các điều kiện làm việc. Công ước áp dụng cho tất cả các thuyền viên trên tàu biển, bao gồm tàu dịch vụ và tàu thương mại. (Theo Seafarers Rights International)

Một số qui định của công ước MLC

Các quyền và nguyên tắc cơ bản

Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các điều khoản của luật và các qui định của mình, theo nội dung của công ước, phải tôn trọng các quyền cơ bản đối với:

a) Tự do của hiệp hội và công nhận quyền thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động;

b) Bãi bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

c) Thủ tiêu một cách hiệu quả việc sử dụng lao động trẻ em;

d) Bãi bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Việc làm và các quyền xã hội của thuyền viên 

1. Mọi thuyền viên có quyền được làm việc tại một vị trí đảm bảo an toàn và an ninh, thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn.

2. Mọi thuyền viên có quyền hưởng các điều khoản lao động công bằng.

3. Mọi thuyền viên có quyền đối với các điều kiện sống và làm việc phù hợp trên tàu.

4. Mọi thuyền viên có quyền được bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc y tế, hưởng phúc lợi và các hình thức bảo vệ xã hội khác.

5. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng, trong giới hạn chủ quyền của mình, các quyền về việc làm và quyền xã hội của thuyền viên nêu tại các mục trên của Điều này được thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu của công ước

Trừ khi có qui định khác của công ước, việc thực hiện đó có thể đạt được thông qua các luật hoặc các qui định quốc gia, thông qua các thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động hoặc thông qua các biện pháp khác hoặc trong thực tiễn.

Trách nhiệm thực hiện và thực thi

1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện và thực thi các luật hoặc các qui định hoặc các biện pháp khác đã được thông qua nhằm hoàn thành các cam kết theo công ước đối với tàu và thuyền viên thuộc chủ quyền của mình.

2. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các tàu mang cờ quốc tịch của quốc gia bằng cách xây dựng một hệ thống để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của công ước, bao gồm việc kiểm tra, báo cáo, theo dõi thường xuyên và thực hiện các thủ tục pháp phù hợp với pháp luật hiện hành.

3. Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình phải có giấy chứng nhận lao động hàng hải và bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải theo yêu cầu của công ước.

4. Một tàu thuộc phạm vi áp dụng của công ước có thể, phù hợp với pháp luật quốc tế, được một Quốc gia thành viên không phải Quốc gia tàu mang cờ kiểm tra, khi tàu đó ở trong cảng của quốc gia đó, nhằm xác định tàu có phù hợp với các yêu cầu của công ước hay không.

5. Mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành hiệu quả quyền hạn của mình và kiểm soát các dịch vụ tuyển dụng và cung cấp thuyền viên, nếu các dịch vụ này được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia đó.

6. Mỗi Quốc gia thành viên phải nghiêm cấm việc vi phạm các yêu cầu của công ước và phải, phù hợp với pháp luật quốc tế, qui định các hình phạt hoặc yêu cầu các biện pháp khắc phục trong phạm vi pháp luật của mình đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm đó.

7. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực thi các trách nhiệm của mình theo phạm vi công ước theo cách thức để đảm bảo rằng các tàu mang cờ của bất quốc gia nào chưa phê chuẩn công ước MLC sẽ không nhận được sự đối xử ưu đãi hơn các tàu mang cờ của các quốc gia đã phê chuẩn công ước. (Theo Maritime Labour Convention, Thư viện pháp luật)

Hoàng Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.