Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) là gì?
Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) (Nguồn: Cites)
Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species)
Công ước CITES - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Convention on International Trade in Endangered Species, viết tắt là CITES.
Công ước CITES hay còn được gọi là Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ được kí kết vào ngày 01/3/1973 tại Washington D.C, Hoa kì. Cho đến nay, công ước CITES đã có 183 nước thành viên tham gia. (Theo Cites.org)
Biện pháp thực hiện Công ước CITES
1. Các nước thành viên sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước. Đó là những biện pháp sau:
2. Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật; hoặc cả hai.
a. Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó.
b. Bên cạnh các biện pháp qui định, khi thấy cần thiết, nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán nội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi phạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES.
3. Trong chừng mực có thể nhất trí, mọi nước thành viên cần bảo đảm rằng các mẫu vật sẽ được thông qua các thủ tục buôn bán cần thiết với mức chậm trễ tối thiểu. Để tạo điều kiện cho điều này, nước thành viên cần định rõ cảng xuất và nhập cho các mẫu vật để hoàn tất thủ tục hải quan.
Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng mọi mẫu vật sống, trong thời kì giao chuyển quá cảnh hoặc chuyển tải sẽ được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu mọi thương tổn về sức khoẻ và các đối xử thô bạo.
a. Ở nơi mà mẫu vật bị tịch thu theo biện pháp qui định thì mẫu vật sẽ được giao cho cơ quan thẩm quyền quản lí của nước tịch thu;
b. Sau khi trao đổi ý kiến với quốc gia xuất, cơ quan thẩm quyền quản lí trên sẽ trả lại mẫu vật cho quốc gia đó và quốc gia này sẽ chịu tiền phí tổn, hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho trung tâm cứu nạn hay một nơi nào đó mà cơ quan thẩm quyền quản lí cho là thích hợp và phù hợp với mục tiêu của Công ước, và Cơ quan thẩm quyền quản lí có thể xin ý kiến cơ quan thẩm quyền khoa học, hoặc tốt hơn cả là xin ý kiến Ban thư kí để quyết định, kể cả việc chọn các trung tâm cứu nạn hoặc địa điểm khác.
4. Trung tâm cứu nạn là một cơ sở do cơ quan thẩm quyền quản lí chọn lựa nhằm trông nom, chăm sóc các mẫu vật sống, đặc biệt là những mẫu vật bị tịch thu.
5. Mỗi nước thành viên sẽ duy trì những số liệu về buôn bán các loài nêu trong phụ lục, gồm:
a. Tên và địa chỉ của người xuất, người nhập.
b. Số lượng và kiểu giấy phép, chứng chỉ; những nước tham gia buôn bán: số lượng và chất lượng và hình thức của mẫu vật; tên loài như trong phụ lục; và khi thích hợp bao gồm cả kích thước và giới tính của mẫu vật.
6. Mỗi nước thành viên sẽ chuẩn bị các báo cáo thường kì về việc thực thi Công ước CITES và sẽ gửi tới ban thư kí.
a. Một báo cáo hàng năm, nội dung bao gồm tóm tắt các thông tin qui định;
b. Một báo cáo định kì 2 năm về các biện pháp hành chính, qui tắc, luật lệ đã tiến hành để thực thi các điều khoản của Công ước CITES.
Những thông tin đã nêu sẽ được phổ biến rộng rãi ở nơi phù hợp với luật của nước thành viên đó. (Theo Công ước CITES, Thư Viện Pháp Luật)