|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ty quản lí xuất khẩu (Export Management Company - EMC) là gì? Lợi ích và hạn chế

11:45 | 10/12/2019
Chia sẻ
Nhà trung gian trong nước hay nhà trung gian nội địa, những người ở chính nước mà công ty sản xuất, sẽ cung cấp các dịch vụ Marketing ngay ở thị trường trong nước. Công ty quản lí xuất khẩu (tiếng Anh: Export Management Company – EMC) cũng là một loại hình thức đó.
Công ty quản lí xuất khẩu (Export Management Company – EMC) là gì? Lợi ích và bất lợi của công ty quản lí xuất khẩu - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: plasmacnc.vn)

Công ty quản lí xuất khẩu 

Khái niệm

Công ty quản lí xuất khẩu trong tiếng Anh là Export Management Company, viết tắt là EMC.

Công ty quản lí xuất khẩu (EMC) là một nhà trung gian quan trọng đối với các công ty có số lượng hàng bán trên thị trường quốc tế tương đối nhỏ hoặc các công ty chưa sẵn sàng cho các nhân viên của mình thực hiện chức năng phân phối quốc tế. 

Các công ty công ty quản lí xuất khẩu thường có từ 1 đến 100 người và mua bán khoảng 10% hàng hoá được sản xuất để xuất khẩu. Một công ty quản lí xuất khẩu có trụ sở chính tại Washington DC đã có được những hợp đồng độc quyền với 10 nhà sản xuất thiết bị chỉnh hình của Mĩ và bán những sản phẩm này trên khắp thị trường thế giới.

Khi buôn bán với khách hàng, công việc chính của công ty quản lí xuất khẩu đã được cá biệt hoá dịch vụ. Về cơ bản thì công ty quản lí xuất khẩu là một phần không thể thiếu được trong các hoạt động marketing của nhà sản xuất. 

Làm việc dưới tên tuổi của các nhà sản xuất thì các công ty quản lí xuất khẩu có chức năng như là một phòng Marketing độc lập và chịu trách nhiệm trực tiếp với công ty mẹ. Mối quan hệ làm việc quá gần gũi đến nỗi mà khách hàng đôi khi thường không nhận thức được rằng họ không làm việc trực tiếp với phòng xuất khẩu của công ty mà chỉ là một công ty quản lí xuất khẩu.

Lợi ích và bất lợi của công ty quản lí xuất khẩu

Lợi ích của công ty quản lí xuất khẩu

Các công ty quản lí xuất khẩu thường cung cấp rất nhiều dịch vụ cho các nhà sản xuất ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chức năng chính là tiếp xúc với khách hàng nước ngoài (đôi khi qua các chi nhánh nước ngoài của công ty quản lí xuất khẩu) và tham gia các cuộc đàm phán để bán hàng. 

Việc chuyên môn hoá của công ty quản lí xuất khẩu thường đem lại hiệu quả cao mà đôi khi các nhà sản xuất không thể làm được vì thiếu kinh nghiệm.

Công ty quản lí xuất khẩu có thể chịu trách nhiệm từng phần hoặc toàn bộ đối với việc xúc tiến bán hàng, sự sắp xếp cho các khoản tín dụng, thực hiện việc giao nhận hàng hoá, nghiên cứu thị trường và các thông tin về vấn đề tài chính, bằng phát minh sáng chế và các loại giấy phép. 

Các công ty quản lí xuất khẩu thường nhận được hoa hồng bán hàng, cho dù khách hàng thường trả tiền hàng vào chính tài khoản của họ.

Hai lợi ích lớn nhất của công ty quản lí xuất khẩu bao gồm: Sự đầu tư tối thiểu của công ty vào việc thâm nhập thị trường quốc tế và không mất chi phí cho vấn đề nhân sự, hay hoạt động quản lí.

Trên thực tế, đây là cách tốt nhất để công ty mở rộng thị trường nước ngoài với chi phí không đáng kể.

Bất lợi của công ty quản lí xuất khẩu

Bất lợi của việc sử dụng công ty quản lí xuất khẩu là ít có cơ hội đầu tư sâu rộng vào hoạt động phân phối hàng hoá nếu như so sánh với việc sử dụng lực lượng bán hàng của chính nhà sản xuất. 

Nếu các công ty quản lí xuất khẩu được lựa chọn một cách cẩn thận thì có thể thực hiện hoạt động phân phối một cách hoàn hảo, nhưng các nhà sản xuất không được quên rằng công ty quản lí xuất khẩu hoạt động phụ thuộc vào doanh số bán hàng. 

Do vậy, công ty thường không nhiệt tình lắm với hoạt động phân phối nếu nó dàn trải quá mỏng, bán được quá ít hàng hoặc không thể tạo ra được lợi nhuận trong thời gian ngắn. Vì các công ty quản lí xuất khẩu chỉ là người thực hiện hoạt động phân phối chứ không thay thế được cho phòng marketing quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

Đức Nhượng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.