|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (Import Substitution Industrialization) là gì?

09:04 | 28/10/2019
Chia sẻ
Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (tiếng Anh: Import Substitution Industrialization, viết tắt: ISI) là một lí thuyết kinh tế được thực hiện bởi các nước đang phát triển nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nước phát triển.
p1cnoa8sms1qnh116tvd71pq61tgk3

Hình minh họa. Nguồn: proprofs.com

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Khái niệm

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trong tiếng Anh là Import Substitution Industrialization, viết tắt là ISI.

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là một lí thuyết kinh tế thường được các nước đang phát triển hoặc các quốc gia thị trường mới nổi thực hiện để tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các nước phát triển. 

Lí thuyết này nhắm đến việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước mới hình thành, để phát triển đầy đủ các ngành hàng, giúp hàng hóa sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Theo lí thuyết công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, quá trình này giúp cho các nền kinh tế địa phương và quốc gia đạt được tính tự chủ.

Mục tiêu chính của việc thực hiện lí thuyết công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là bảo vệ, củng cố và phát triển các ngành công nghiệp địa phương bằng nhiều chiến thuật khác nhau, bao gồm: thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các khoản vay của chính phủ được trợ cấp. 

Các quốc gia thực hiện lí thuyết này cố gắng nâng cấp các kênh sản xuất cho từng giai đoạn phát triển của sản phẩm.

Lí thuyết công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trái ngược với khái niệm lợi thế so sánh, xảy ra khi các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa có chi phí cơ hội thấp hơn và xuất khẩu chúng.

Cơ sở lí thuyết của công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Lí thuyết công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu dựa trên một nhóm các chính sách phát triển. Nền tảng cho lí thuyết này bao gồm các lập luận về ngành công nghiệp non trẻ, luận án Singer-Prebisch và kinh tế học Keynes. 

Từ những quan điểm kinh tế này, có thể rút ra những hoạt động sau: thiết lập một chính sách công nghiệp trợ cấp và tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế chiến lược, các rào cản thương mại như thuế quan, nội được định giá cao để hỗ trợ các nhà sản xuất nhập khẩu hàng hóa, và thiếu sự hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ví dụ thực tiễn về công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Năm 1950 Hội đồng kinh tế liên hiệp của các quốc gia Latinh và Caribe được thành lập, với Raul Prebisch làm thư kí điều hành.

Prebish phác thảo một cách giải thích về sự chuyển đổi phát triển nhanh chóng của Mỹ Latinh từ tăng trưởng nhờ xuất khẩu sang phát triển công nghiệp đô thị theo định hướng nội bộ. Báo cáo này đã trở thành một hướng dẫn chính thức cho công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

Đáp lại lời kêu gọi của Prebisch, hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh đã trải qua một số hoạt động công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trong những năm tiếp theo. 

Đầu tiên, các nước này đã mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng không bền như thực phẩm và đồ uống; sau đó mở rộng sang hàng hóa lâu bền, như ô tô và thiết bị. Một số quốc gia như Argentina, Brazil và Mexico, thậm chí đã phát triển sản xuất trong nước các sản phẩm công nghiệp tiên tiến hơn như máy móc, đồ điện tử và máy bay.

Dù đạt được nhiều thành công, việc triển khai công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã dẫn đến lạm phát cao và các vấn đề kinh tế khác. 

Khi chúng trở nên trầm trọng hơn do sự đình trệ và khủng hoảng nợ nước ngoài vào những năm 1970, nhiều quốc gia Mỹ Latinh đã tìm kiếm các khoản vay từ IMF và Ngân hàng Thế giới; với sự kiên quyết của các tổ chức đó, họ đã phải từ bỏ các chính sách bảo hộ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và mở cửa thị trường cho thương mại tự do.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.