|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chứng chỉ kế toán viên công chứng (Certified Public Accountant - CPA) là gì? Đặc điểm

15:56 | 23/04/2020
Chia sẻ
Chứng chỉ kế toán viên công chứng (tiếng Anh: Certified Public Accountant - CPA) được cấp cho các cá nhân vượt qua kì thi CPA và đáp ứng các yêu cầu về trình độ giáo dục và kinh nghiệm, giúp thực thi các tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong ngành kế toán.
Chứng chỉ kế toán viên công chứng (Certified Public Accountant - CPA) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: The Balance Careers.

Chứng chỉ kế toán viên công chứng

Khái niệm

Chứng chỉ kế toán viên công chứng trong tiếng Anh là Certified Public Accountant, viết tắt là CPA.

Chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA) được cấp cho các cá nhân vượt qua kì thi CPA và đáp ứng các yêu cầu về trình độ giáo dục và kinh nghiệm. Chứng chỉ CPA giúp thực thi các tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong ngành kế toán. 

Tại Mỹ, chứng chỉ này được cấp bởi Viện kế toán công chứng Mỹ (AICPA). Các quốc gia khác cũng có các chứng chỉ tương đương với chứng chỉ CPA, có thể kể đến chứng chỉ kế toán viên công chứng (Chartered Accountant) cấp bởi Viện kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (Institute of Chartered Accountants in England and Wales).

Đặc điểm của Chứng chỉ kế toán viên công chứng

Để có được chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA), ứng viên phải có bằng cử nhân về quản trị kinh doanh, tài chính hoặc kế toán. Các cá nhân cũng được yêu cầu hoàn thành 150 giờ học và có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm kế toán công. Ứng viên CPA phải vượt qua kì thi chứng chỉ có yêu cầu khác nhau tùy theo từng khu vực. Ngoài ra, ứng viên muốn được cấp chứng chỉ CPA phải hoàn thành một số giờ cụ thể về giáo dục thường xuyên hàng năm.

CPA giúp ứng viên có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí trong lĩnh vực kế toán công cộng hoặc doanh nghiệp. Các cá nhân có chứng chỉ CPA cũng có thể chuyển sang các vị trí điều hành như kiểm soát viên hoặc giám đốc tài chính (CFO). CPA có vai trò lớn trong việc chuẩn bị thuế thu nhập, nhưng cũng có thể chuyên về nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như kiểm toán, kế toán, kế toán pháp y, kế toán quản lí và công nghệ thông tin.

Một kế toán viên công chứng phải tuân thủ một bộ qui tắc đạo đức. Một ví dụ về trường hợp vi phạm qui tắc đạo đức là trường hợp tổng giám đốc điều hành và kế toán viên công chứng của công ty Arthur Andersen bị buộc tội hành nghề kế toán bất hợp pháp và phi đạo đức. Lí do là vì tại Mỹ, những người nắm giữ chứng chỉ CPA được yêu cầu duy trì sự độc lập khi thực hiện kiểm toán và đánh giá. Khi tư vấn, Arthur đã không duy trì tính độc lập và thực hiện cả dịch vụ tư vấn và dịch vụ kiểm toán, vi phạm qui tắc đạo đức CPA.

Những người có chứng chỉ CPA cuối cùng thường hành nghề kế toán viên. Nghĩa là họ lập, duy trì và kiểm tra báo cáo tài chính và các giao dịch liên quan cho các công ty. Nhiều người có nhiệm vụ lập các biểu mẫu thuế hoặc báo cáo lợi nhuận cho các cá nhân và doanh nghiệp. Họ có thể thực hiện công việc và kí vào bản kiểm toán.

Không bắt buộc phải có chứng chỉ CPA để làm việc trong kế toán doanh nghiệp hoặc cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên, các kế toán viên công chúng, những cá nhân làm việc cho một công ty, chẳng hạn như Deloitte hoặc Ernst & Young, cung cấp các dịch vụ kế toán và liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp phải có chứng chỉ CPA.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.