|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là gì?

12:56 | 26/01/2020
Chia sẻ
Chứng chỉ CFA (tiếng Anh: Chartered Financial Analyst) là một chứng chỉ chuyên nghiệp gồm ba cấp độ được Viện CFA cấp cho các nhà phân tích tài chính với mục tiêu đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ.
gift for you!

Hình minh họa

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst)

Định nghĩa

CFA tên đầy đủ trong tiếng Anh là Chartered Financial Analyst.

Chartered Financial Analyst (CFA) là một chứng chỉ chuyên nghiệp gồm ba cấp độ (level) được Viện CFA (trước kia là AIMR) cấp cho các nhà phân tích tài chính với mục tiêu đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ liên quan đến các lĩnh vực như kế toán, kinh tế, đạo đức, quản lí tiền và phân tích chứng khoán.

Điều kiện để trở thành CFA CharterHolder

Điều kiện cần để có thể đạt được chứng chỉ CFA là các ứng viên phải đáp ứng một trong các yêu cầu về trình độ như sau:

- Phải có 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, hoặc có bằng cử nhân hay đang học năm cuối chương trình cử nhân, hoặc có thể vừa làm việc chuyên nghiệp và vừa hoàn thành chương trình giáo dục trong 4 năm.

- Đối với level II, các ứng viên bắt buộc phải hoàn thành bằng đại học hoặc chương trình cử nhân trước khi đăng kí thi. Ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, ứng viên còn phải có hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài đánh giá bằng tiếng Anh, đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi.

Ý nghĩa của chứng chỉ CFA

- Chương trình CFA là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu.

- Chính vì những yêu cầu nghiêm ngặt để trở thành CFA CharterHolder mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp quyền lực nhất trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Sau khi đáp ứng các yêu cầu đầu vào, ứng viên phải lần lượt vượt qua cả ba cấp độ (level) của chương trình CFA.

- Sau đó, họ phải trở thành thành viên của Viện CFA và đóng lệ phí hàng năm. Điều cuối cùng cần lưu ý là các ứng viên buộc phải kí vào cam kết hàng năm rằng mình vẫn tuân theo Qui tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA bởi việc không tuân thủ theo những Qui tắc và tiêu chuẩn đó chính là cơ sở cho việc bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

Kì thi CFA level I

thi CFA level I được tổ chức một năm hai lần vào tháng 6 và tháng 12.

Bài thi tập trung vào khả năng phân tích bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá của 10 lĩnh vực bao gồm tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp, phương pháp định lượng, kinh tế, báo cáo và phân tích tài chính, tài chính doanh nghiệp, đầu tư vốn cổ phần, thu nhập cố định, phái sinh, đầu tư thay thế, và quản lí danh mục đầu tư và hoạch định phát triển.

Định dạng bài kiểm tra là 240 câu hỏi trắc nghiệm được hoàn thành trong vòng 6 giờ. Tỉ lệ đạt kì thi level I tháng 6 năm 2018 vừa qua là 43%.

Kì thi CFA level II

Kì thi CFA level II chỉ được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 6, tập trung vào việc định giá các tài sản khác nhau cũng như áp dụng các công cụ và khái niệm đầu tư vào các tình huống cụ thể.

Các câu hỏi đề thi sẽ liên quan đến Báo cáo và Phân tích Tài chính thường được dựa trên Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Định dạng bài sẽ là 20 bộ câu hỏi (bao gồm các case studies nhỏ) với 6 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bộ (tổng cộng 120 câu hỏi). Tỉ lệ đạt kì thi level II vào tháng 6 năm 2018 là 45%.

Kì thi CFA level III

thi CFA level III cũng chỉ được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 6. Kì thi tập trung vào kiểm tra cách hoạch định phát triển và quản danh mục đầu tư hiệu quả bằng cách yêu cầu ứng viên tổng hợp tất cả các khái niệm và phương pháp phân tích trong toàn bộ chương trình giảng dạy.

Định dạng bài kiểm tra là từ 10-15 câu hỏi tiểu luận có cấu trúc đa dạng được hoàn thành trong vòng 6 giờ. Bài kiểm tra level III không phải là dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu trả lời viết tay của ứng viên cũng được giảm khảo chấm điểm bằng tay. Tỉ lệ đạt  thi level III tháng 6 năm 2018 là 56%.

Lưu ý: Từ kì thi tháng 6/2019, Viện CFA sẽ thay đổi định dạng cho bài thi ở cấp độ 2 và 3, định dạng mới mang tính rõ ràng hơn.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.