|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Policy) là gì? Đặc điểm và nội dung cơ bản

13:55 | 26/12/2019
Chia sẻ
Chính sách sở hữu trí tuệ (tiếng Anh: Intellectual Property Policy) đặt ra để giúp cho việc thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn.

 

Chính sách sở hữu trí tuệ (Intellectual property policy) là gì? Đặc điểm và nội dung cơ bản của chính sách sở hữu trí tuệ - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: bnews.vn)

Chính sách sở hữu trí tuệ

Chính sách sở hữu trí tuệ trong tiếng Anh là Intellectual Property Policy.

Chính sách sở hữu trí tuệ là các nguyên tắc cơ bản mà tổ chức tuân thủ trong việc xử lí các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, giúp cho việc thực thi chiến lược thuận lợi hơn.

Đặc điểm của chính sách sở hữu trí tuệ

Chính sách sở hữu trí tuệ cần phải đưa ra các nguyên tắc xác định quyền sở hữu đối với sở hữu trí tuệ, các nguyên tắc và qui trình theo đó nhân viên của công ty báo cáo về quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra, nguyên tắc và qui trình nộp đơn xin cấp và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ.

Chính sách sở hữu trí tuệ cũng phải đề cập đến cách thức xử lí các thông tin bí mật của công ty nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh. 

Chính sách cũng cần đưa ra các nguyên tắc thương mại hóa và giải thích cách thức phân phối thu nhập từ sở hữu trí tuệ với điều khoản chia sẻ lợi ích hay một chính sách riêng về chia sẻ lợi ích. Những người tạo ra tri thức sẽ chỉ đóng góp tương ứng với các mức nỗ lực của mình được tưởng thưởng.

Đối với một thể chế công, quyền và nghĩa vị của nhà sáng chế cũng như của tổ chức và các quyền mà tổ chức nắm giữ cũng được qui định trong chính sách sở hữu trí tuệ. 

Chính sách sở hữu trí tuệ phải có các qui định về thực thi và trách nhiệm của người lao động liên quan đến vấn đề này.

Các nội dung cơ bản của chính sách sở hữu trí tuệ

- Quyền sở hữu đối với sở hữu trí tuệ (IP Ownership): Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong chính sách sở hữu trí tuệ. 

Nguyên tắc chung liên quan đến quyền sở hữu đối với các quyền sở hữu trí tuệ đó là người sáng tạo sẽ là chủ sở hữu đối với các đối tượng mà mình tạo ra. Chính sách sở hữu trí tuệ cũng có thể bao gồm các điều khoản qui định rõ người lao động phải báo cáo việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xin phép khi sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc bên thứ ba và ghi nhận việc sử dụng này một cách rõ ràng. 

Đối với các quốc gia có qui định khác về chia sẻ quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được tạo ra qua quan hệ hợp đồng, việc chuyển giao quyền sở hữu cũng cần được qui định trong chính sách sở hữu trí tuệ.

- Điều khoản về chia sẻ lợi ích (benefit sharing): Chia sẻ lợi ích từ việc thương mại hóa sở hữu trí tuệ, giữa chủ lao động, người lao động/nhà nghiên cứu/nhà sáng chế; giữa các đơn vị trong tổ chức, với nhà tài trợ.

- Đơn vị/ cá nhân chịu trách nhiệm quản lí tài sản trí tuệ: bao gồm cả việc đàm phán các hợp đồng chuyển giao và chia sẻ phí chuyển giao.

- Phương thức chi trả cho việc bảo vệ và duy trì quyền sở hữu trí tuệ.

- Cách thức quản lí qui trình tiết lộ thông tin sáng chế.

- Cách phương thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Sở hữu trí tuệ, NXB Lao động)

Đức Nhượng