|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute - VIPRI) là gì?

11:41 | 10/12/2019
Chia sẻ
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (tiếng Anh: Vietnam Intellectual Property Research Institute - VIPRI) là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, giúp Bộ trưởng thực hiện một số chức năng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
IP-brain

Hình minh họa (Nguồn: chirospring)

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Intellectual Property Research Institute - VIPRI.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, huấn luyện, giám định, tư vấn và định giá trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Nhiệm vụ và quyền hạn 

1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đào tạo về sở hữu trí tuệ trình Bộ trưởng phê duyệt. 

2. Nghiên cứu khoa học về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: 

a) Các vấn đề về quản trị, định giá, khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ; 

b) Các chính sách quản lí, phát triển tài sản trí tuệ, đối mới sáng tạo; 

c) Các vấn đề về cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuynh hướng phát triển, chính sách bảo hộ thích hợp; 

d) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và áp dụng trong điều kiện của Việt Nam.

3. Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ, bao gồm: 

a) Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ; 

b) Xây dựng chương trình, biên soạn bài giảng, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo, huấn luyện về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ; 

c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nhân lực về sở hữu trí tuệ theo qui định về việc đào tạo; 

d) Biên soạn, biên dịch, ấn hành các tài liệu hướng dẫn, tham khảo, giới thiệu kết quả nghiên cứu về sở hữu trí tuệ; 

đ) Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ. 

4. Tham mưu, tư vấn về sở hữu trí tuệ, bao gồm: 

a) Trợ giúp pháp lí, kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn về sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; 

b) Trợ giúp thông tin sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; 

c) Tư vấn việc giải quyết các vụ việc xung đột, tranh chấp, khiếu nại về sở hữu trí tuệ; 

d) Phản biện các chương trình, chính sách, văn bản pháp luật, các qui định hành chính về sở hữu trí tuệ. 

5. Giám định về sở hữu trí tuệ, bao gồm: 

a) Xây dựng các công cụ (thông tin, tra cứu, chương trình) phục vụ giám định sở hữu trí tuệ; 

b) Tiếp nhận và thực hiện việc giám định sở hữu trí tuệ theo yêu cầu, trưng cầu. 

6. Định giá tài sản trí tuệ, bao gồm: 

a) Xây dựng phương pháp luận, qui trình, dữ liệu thông tin, công nghệ cho việc định giá tài sản trí tuệ; 

b) Tư vấn về định giá tài sản trí tuệ; 

c) Tiếp nhận và thực hiện định giá tài sản trí tuệ. 

7. Kí kết các hợp đồng khoa học và công nghệ và các hợp đồng khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện. 

8. Đăng kí tham gia đấu thầu các chương trình, dự án nghiên cứu của Nhà nước liên quan đến sở hữu trí tuệ. 

9. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, tư vấn - giám định, định giá tài sản trí tuệ.

10. Tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ dành cho Viện. 

11. Quản lí công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, tài liệu của Viện theo phân cấp của Bộ và qui định của pháp luật. 

12. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

(Theo Quyết định số 1879/QĐ-BKHCN Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ)

Tuyết Nhi