|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách mở rộng (Expansionary Policy) là gì? Chính sách mở rộng trong thực tế

10:44 | 19/11/2019
Chia sẻ
Chính sách mở rộng (tiếng Anh: Expansionary Policy) là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Chính sách mở rộng có thể bao gồm chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa, hoặc kết hợp cả hai.
Expansionary Policy

Hình minh họa

Chính sách mở rộng

Khái niệm

Chính sách mở rộng trong tiếng Anh là Expansionary Policy.

Chính sách mở rộng là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Chính sách mở rộng có thể bao gồm chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa, hoặc kết hợp cả hai.

Chính sách mở rộng là là một biện pháp trong kinh tế học Keynes được sử dụng trong thời kì suy giảm và suy thoái kinh tế trong chu kì kinh tế.

Mục tiêu cơ bản của chính sách bành trướng là thúc đẩy tổng cầu để bù đắp cho những thiếu hụt trong nhu cầu tư nhân. Mục tiêu này dựa trên ý tưởng cho rằng nguyên nhân chính của suy thoái là sự thiếu hụt trong tổng cầu. 

Chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng cường đầu tư trong kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ hoặc tăng cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Từ góc độ chính sách tài khóa, chính phủ ban hành các chính sách mở rộng thông qua các công cụ ngân sách cấp cho mọi người nhiều tiền hơn. Tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để tạo ra thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc chính phủ đang đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là số tiền mà nó lấy ra. 

Chính sách tài khóa mở rộng bao gồm cắt giảm thuế, thanh toán chuyển nhượng, giảm giá và tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự án như cải thiện cơ sở hạ tầng.

Chính sách tiền tệ mở rộng được ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách mở rộng cung tiền nhanh hơn bình thường hoặc hạ lãi suất ngắn hạn, thông qua các hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc và thiết lập mức lãi suất. Nới lỏng định lượng cũng là một hình thức khác của chính sách tiền tệ mở rộng.

Chính sách mở rộng trong thực tế

Một ví dụ quan trọng về chính sách mở rộng là phản ứng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và thực hiện các chương trình chi tiêu kích thích kinh tế lớn. 

Tại Mỹ, chính sách này bao gồm Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư, cùn với nhiều lần nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã chi và cho vay hàng nghìn tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ để hỗ trợ tổng cầu trong nước và thúc đẩy hệ thống tài chính.

Gần đây hơn, giá dầu giảm từ năm 2014 đến quý 2 năm 2016 khiến nhiều nền kinh tế chậm lại. Canada bị ảnh hưởng nặng nề trong nửa đầu năm 2016 với gần một phần ba nền kinh tế có hoạt động chính trong lĩnh vực năng lượng. Điều này khiến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, khiến các ngân hàng Canada gặp rủi ro lớn.

Để đối chọi lại, Canada đã ban hành chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất. Chính sách mở rộng được nhắm đến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, chính sách này cũng đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ thu nhập lãi cận biên đối với các ngân hàng Canada, làm giảm lợi nhuận ngân hàng. 

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.