|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chiến tranh thương mại trở thành mối lo ngại lớn của NHTW các nước châu Á

14:35 | 06/06/2019
Chia sẻ
Các biện pháp ổn định nền kinh tế như cắt giảm lãi suất hoặc các thúc đẩy tiêu dùng dù được sử dụng nhưng vẫn không thể khiến các NHTW Châu Á chạy theo được "cơn bão" mà chiến tranh hương mại Mỹ - Trung đang tạo ra.
Chiến tranh thương mại trở thành mối lo ngại lớn của NHTW các nước châu Á  - Ảnh 1.

Nguồn: Nikkei Asian Review

Theo Nikkei Asian, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ sớm đầu hàng trước cuộc chiến thương mại đang gia tăng của Tổng thống Donald Trump. Các Ngân hàng trung ương (NHTW) của châu Á còn hành động sớm hơn cả Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Tháng trước, NHTW Malaysia đã cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên xuống 3% kể từ tháng 7/2016 để đối mặt với rủi ro toàn cầu. Bây giờ, thị trường đang xôn xao về các chính sách nới lỏng có thể xảy ra ở Trung Quốc, Indonesia và các nước khác trong bối cảnh thiệt hại về thương mại ngày càng tăng từ thuế quan của ông Trump.

Kể từ năm 2013, một lượng lớn vốn đầu tư vẫn được đưa sang các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, con số 15 tỉ USD vốn cổ phần chảy ra trong tháng 5 từ các nền kinh tế có thể tăng lên khi tình hình hoạt động sản xuất trở nên tiêu cực.

Các chỉ số quản lí thu mua (PMI) ở Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, báo hiệu sự co lại trong hoạt động sản xuất. Điều tương tự cũng xảy ra tại Việt Na. Ở Nhật Bản chỉ số PMI cũng ở dưới mức 50. Đáng lo ngại nhất, chỉ số này ở Trung Quốc - động lực tăng trưởng quan trọng của châu Á, chỉ đạt mức 50,2 khi ông Trump đẩy mạnh căng thẳng thương mại. 

Dưới đây là chi tiết các chỉ số PMI của Caixin/Markit trong tháng 5 cho thấy khi sản lượng giảm thì giá xuất xưởng sẽ bị chững lại. Các doanh nghiệp đã không còn mấy hào hứng về kế hoạch sản xuất tính từ khi bắt đầu khảo sát vào tháng 4/2012.

Chiến tranh thương mại trở thành mối lo ngại lớn của NHTW các nước châu Á  - Ảnh 2.

Nguồn: Nikkei Asian Review

Tháng 4 và 5 vừa qua đã chứng kiến khoảng 12 tỉ USD vốn nước ngoài đã rút khỏi thị trường chứng khoán, đây là dòng vốn chảy ra lớn nhất từ năm 2014. 5 năm trước là thời điểm Bắc Kinh triển khai chương trình kết nối chứng khoán giữa Trung Quốc và Hong Kong để huy động đầu tư nhiều hơn cho các công ty ở đại lục, dòng chảy đang chuyển động theo hướng khác.

Các nhà kinh tế trong đó có chuyên gia Jingyang Chen của HSBC cho rằng NHTW Trung Quốc sẽ nới lỏng gấp đôi cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Nhà kinh tế Aidan Yao của Quỹ đầu tư AXA cũng cho biết rằng cuộc đua này sẽ đi vào chiều hướng không mấy khả quan.

Chiến tranh thương mại trở thành mối lo ngại lớn của NHTW các nước châu Á  - Ảnh 3.

Nguồn: Nikkei Asian Review

Không đâu xa, NHTW Indonesia là một ví dụ điển hình. Sau khi tăng lãi suất 6 lần lên đến 6% vào năm 2018, Thống đốc Perry Warjiyo đã khẳng định sẽ có chính sách tiền tệ hỗ trợ. Và thậm chí khi Australia là một nền kinh tế phát triển rồi, thì việc cắt giảm lãi suất trong tuần này thêm 0,25% xuống mức thấp kỷ lục 1,25% cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. 

Các nước phát triển biết rằng không có sự đặt cược đòn bẩy nào lớn hơn vào nhu cầu của Trung Quốc so với nước Australia giàu tài nguyên.

Trong khi đó, đòn đánh mạnh vào Fed của ông Trump đang "bào mòn" Chủ tịch Powell vì 4 lần siết chặt chính sách của Fed vào năm 2018 đã khiến ông Trump rất thất vọng. 

Vào thứ Ba vừa rồi, Chủ tịch Fed Powell đã thông báo sẵn sàng có biện pháp để giảm bớt tác hại từ cuộc chiến thương mại của Mỹ.

 Tuần trước, Giám đốc bảo hộ của Mỹ đã đe dọa sẽ đánh thuế từ 5% - 25% đối với hàng nhập khẩu Mexico. Tuần này, ông cũng đã xóa bỏ ưu đãi đặc biệt về thuế quan đối với Ấn Độ - quốc gia cũng đã chuyển sang chính sách nới lỏng. Ông này cũng đã xem qua đề xuất hạn chế thị thực cho sinh viên Trung Quốc.

Không chịu thua kém, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo người dân đại lục hạn chế tới Mỹ. Bắc Kinh đã chỉ ra những vấn đề từ nguy cơ quấy rối, căng thẳng chủng tộc đến bạo lực vũ khí. Cũng có nhiều thông tin cho rằng Bắc Kinh đóng cửa các nhà máy vật liệu "hiếm" - thứ quan trọng để chế tạo iPhone và các sản phẩm công nghệ khác.

Vào Chủ nhật, chính phủ của ông Tập đã "tấn công" ông Trump bằng việc cáo buộc Nhà Trắng đã đẩy mạnh chuỗi cung ứng toàn cầu. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không ủng hộ việc này.

Các nước châu Á đang phát triển khác đang ở một vị trí bất lợi khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bất hòa. Các NHTW có thể cắt giảm lãi suất và các chính phủ có thể tăng kích thích tiêu dùng ngắn hạn. Tuy nhiên, những bước đi nhằm ổn định hóa như vậy lại không phù hợp với những ảnh hưởng mà ông Trump và ông Tập đang tạo ra.

Nhà kinh tế học Udith Sikand của Viên nghiên cứu Gavekal cho rằng những quốc gia mới nổi này không thể dễ dàng thoát khỏi chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Giá trị gia tăng Trung Quốc sản xuất ra lớn hơn khoảng 50% con số tất cả các nước này cộng lại. Ông cho rằng Mỹ dường như đang theo đuổi một cuộc chiến thương mại đa chiều nhằm mục đích đưa các hoạt động sản xuất trở lại lãnh thổ.

Bây giờ, chỉ thỏa thuận ngừng "tấn công" của Mỹ và Trung Quốc mới có thể ổn định các thị trường mới nổi. Hi vọng về cuộc họp G-20 cuối tháng này tại Osaka đang dần lụi tàn. Đáng nói là, những yêu sách pháp lý của Tổng thống Trump khiến ông Trump bị đả kích ở Mỹ thậm chí còn nhiều hơn so với toàn cầu.

Cụ thể, Thượng viện Mỹ, do Đảng Cộng hòa của ông Trump nắm quyền đã báo hiệu có thể ngăn lại chính sách thuế quan đối với Mexico của ông Trump. Nhưng liệu ông Trump vẫn cương quyết chống lại Trung Quốc để giữ thể diện?

Động thái của Trump chống lại Huawei đang chia rẽ châu Á nhiều hơn là ngăn chặn mối đe dọa công nghệ từ Trung Quốc, hơn cả là để Chủ tịch Tập không nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp trang sức Mỹ. 

Điều này đang gây hại cho một số nền kinh tế nhiều tiềm tăng của châu Á. Tuần trước, Bộ Tài chính của Trump đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi thêm Malaysia, Singapore và Việt Nam vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điểm chung của ba nước mới trong danh sách là liên kết thương mại mạnh mẽ với Bắc Kinh tại thời điểm mà tổng thống Mỹ mong muốn sự trung thành hoàn toàn. 

Ông Sikand cho rằng vấn đề là nếu bị "dán nhãn" là một kẻ thao túng tiền tệ từ báo cáo của chính phủ Mỹ, thì không nên đặt cược vào một thay đổi sản xuất từ Trung Quốc nhằm ủng hộ các nền kinh tế mới nổi.

Khi các NHTW và các nhà chính sách đang chống lại sự suy thoái sắp tới, các chính phủ phải đẩy nhanh nỗ lực nền kinh tế ít bị phụ thuộc bởi xuất khẩu. Nói cách khác là cần san bằng sân chơi cho các công ty khởi nghiệp, tăng cường nguồn nhân lực thông qua cải thiện giáo dục đào tạo và xây dựng các chính sách giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Như Morgan Stanley đã cảnh báo, cuộc chiến leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy thế giới đến một cuộc suy thoái đồng bộ trong vòng 9 tháng. Điều đó khiến châu Á không có động cơ tăng trưởng tại thời điểm nhạy cảm hiện tại.

Ngọc Huyền

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.