|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược liên doanh (Joint Ventures) là gì?

10:42 | 23/10/2019
Chia sẻ
Chiến lược liên doanh (tiếng Anh: Joint Ventures) là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Chiến lược liên doanh (Joint Ventures) là gì? - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: brandsvietnam)

Chiến lược liên doanh 

Chiến lược liên doanh trong tiếng Anh gọi là Joint Ventures, viết tắt là JVs.

Liên doanh là một trong những phương thức quan trọng hàng đầu của quan hệ hợp tác hoặc liên minh chiến lược nhằm thâm nhập thị trường toàn cầu có hiệu quả, giảm thiểu được những rủi ro kinh tế và chính trị, đồng thời khắc phục được những rào cản về pháp luật và văn hóa khác biệt của nước ngoài.

Bản chất và lợi ích của liên doanh

- Về bản chất, liên doanh có sự khác biệt với hình thức chủ sở hữu công ty của các công ty đa quốc gia. Dưới đây là 4 yếu tố gắn liền với bản chất liên doanh:

+ Được thành lập như một thực thể kinh tế độc lập.

+ Chia sẻ sự quản lí giữa các bên đối tác.

+ Được thành lập bởi các thực thể kinh tế độc lập chứ không phải giữa các cá nhân.

+ Tỉ lệ tham gia quản lí phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của các bên.

- Về lợi ích:

+ Khai thác được tối đa các khả năng của đối tác địa phương.

+ Thị trường được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan và hạn ngạch.

+ Thị trường không cho phép chủ sở hữu công ty 100%.

+ Sử dụng được hệ thống phân phối của đối tác địa phương.

+ Khắc phục được hạn chế về vốn và nhân sự trong kinh doanh quốc tế.

Các kiểu liên doanh chủ yếu

- Liên doanh kiểu mạng lưới là kiểu, theo đó một công ty liên doanh với nhiều hãng khác. Nét nổi bật ở đây là công ty bị hạn chế về vốn và khả năng quản lí đồng thời công ty giảm được rủi ro và giảm được sự phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác. Ví dụ, chiến lược liên doanh của DAF, trong đó một công ty ô tô Hà Lan đã liên doanh đồng thời với 4 đối tác:

+ Harvester (công ty quốc tế nổi tiếng Châu Âu)

+ KAT (Hãng sản xuất xe tải lớn của Đức)

+ Saviem (Pháp)

+ Volvo (Thụy Điển)

- Liên doanh kiểu hợp tác – phân chia là một kiểu liên kết nhất thời, khá năng động, theo đó các đối tác chỉ hoạt động gắn bó cùng nhau trong cùng một thời gian nhất định theo mục tiêu công việc và lợi ích chung chi phối. Sau đó, liên doanh sẽ chấm dứt khi công việc kết thúc. 

Thông thường chiến lược liên doanh kiểu này được áp dụng khi các đối tác cần liên kết với nhau trong một dự án nhất định.

- Liên doanh kiểu liên kết chuỗi, thường được áp dụng giữa một công ty nhỏ với một công ty lớn khác, rồi phát triển theo hướng liên kết toàn cầu, nhưng cuối cùng thường dẫn tới sự "hòa hợp" vào một công ty lớn do mua lại hoặc sáp nhập. Thí dụ, trường hợp Volvo và DAF đã đi đến sự sáp nhập.

Chú ý:

- Một trong những nét nổi bật đáng chú ý là kiểu liên doanh hợp đồng (Contractual JVs). Đặc trưng của kiểu này là có nhiều hợp đồng giữa các đối tác nhằm đảm bảo linh hoạt theo từng lĩnh vực liên doanh cần được tách ra theo những hợp đồng độc lập, chẳng hạn như:

+ Hợp đồng về phương thức đầu tư (vốn đầu tư, chi phí, lợi nhuận…),
+ Hợp đồng trợ giúp kĩ thuật,
+ Hợp đồng về sản xuất, phân phối…

- Hợp đồng chuyên sâu về CJVs không hình thành tư cách pháp nhân, theo đó trách nhiệm pháp lí được hạn chế hơn (như thực tế diễn ra ở nhiều nước LDCs, một số nước Đông Âu và nhất là ở Trung Quốc).

- Liên doanh quốc tế là một thực thể pháp lí độc lập. Tất cả các liên doanh là liên minh chiến lược, song ngược lại, không phải mọi liên minh chiến lược đều là liên doanh. Trên thực tế, nhiều liên minh chiến lược chỉ là sự thoả thuận theo hợp đồng về công nghệ, về hợp tác nghiên cứu và phát triển, về phân phối…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

Đỗ Đức Nhượng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.