Chiến lược cạnh tranh tấn công (Offensive Competitive Strategy) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: chiefexecutive.net
Chiến lược cạnh tranh tấn công
Khái niệm
Chiến lược cạnh tranh tấn công trong tiếng Anh là Offensive Competitive Strategy.
Chiến lược cạnh tranh tấn công là một loại chiến lược kinh doanh tích cực cố gắng theo đuổi những thay đổi trong ngành. Các công ty theo hướng tấn công thường đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển và công nghệ trong nỗ lực đi trước đối thủ.
Chúng cũng sẽ thách thức các đối thủ cạnh tranh bằng cách cắt đứt các thị trường mới hoặc không được bảo vệ, hoặc bằng cách đối đầu trực tiếp với đối thủ.
Một chiến lược cạnh tranh tấn công có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các kĩ thuật và chiến lược đơn lẻ, hoặc phối hợp chúng với nhau. Các công ty có thể sử dụng các chiến lược hoàn toàn khác biệt ở các địa phương hoặc thị trường.
Ví dụ, cách một công ty nước giải khát nổi tiếng toàn cầu đối phó với một đối thủ cạnh tranh trên thị trường nội địa trưởng thành của nó sẽ khác với cách phản ứng với một công ty khởi nghiệp trong một thị trường mới nổi.
Những sự khác biệt như vậy có thể dẫn đến một số chiến lược tấn công phức tạp, thậm chí là kết hợp một số chiến lược phòng thủ thành một phần của nỗ lực tấn công.
Chiến lược cạnh tranh tấn công cấp độ cao nhất là khi các công ty tích cực tìm cách thâu tóm các công ty khác để thúc đẩy tăng trưởng hoặc hạn chế cạnh tranh.
Các công ty này thường được coi là có rủi ro cao hơn so với các công ty phòng thủ, vì có nhiều khả năng chúng đã đầu tư hết vốn hoặc sử dụng đòn bẩy rất cao, gây ra vấn đề trong trường hợp thị trường chậm lại hoặc đi chệch với dự đoán. Một đặc điểm của tất cả các chiến lược tấn công là chúng thường tốn kém.
Các loại chiến lược cạnh tranh tấn công
Chiến lược "né tránh": tránh cạnh tranh trực tiếp, thay vào đó tìm cách khai thác các thị trường còn nguyên vẹn hoặc các phân khúc, khu vực thị trường bị bỏ quên.
Chiến lược "ưu tiên mua trước": Còn được gọi là lợi thế của người đi đầu, là lợi thế tự nhiên mà một công ty có được khi là người đầu tiên phục vụ một thị trường cụ thể. Nó có thể rất khó để bị đánh bại.
Chiến lược "tấn công trực tiếp": mạnh mẽ hơn so với hai chiến lược trên, có thể dẫn đến sự so sánh với các sản phẩm hoặc công ty đang không thành công, một cuộc chiến giá cả hoặc thậm chí là một cuộc cạnh tranh để có thể ra mắt các tính năng sản phẩm mới với tốc độ nhanh hơn.
Chiến lược tấn công trực tiếp cũng có thể mượn các chiến thuật của những chiến lược trên, để trở thành chủ đề bàn tán của công chúng qua các chiến dịch marketing.
Chiến lược "mua lại": tìm cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh bằng cách mua lại chúng. Đây là chiến lược được sử dụng bởi các công ty giàu có nhất hoặc có vốn hóa cao nhất. Chiến lược này mang lại lợi thế ngay lập tức kết hợp được các thị trường, cơ sở khách hàng hoặc thông tin doanh nghiệp mới.
Vì là một chiến lược đắt đó, nó phải được sử dụng một cách thận trọng và phải cân nhắc tới luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh địa phương.
(Theo investopedia)