|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition) là gì? Ví dụ về cạnh tranh độc quyền

11:03 | 28/10/2019
Chia sẻ
Cạnh tranh độc quyền (tiếng Anh: Monopolistic Competition) xảy ra khi một ngành có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau.
best-sunscreen-for-costa-rica-supermarket-brands-of-sunscreen

Hình minh họa. Nguồn: simplynotes.in

Cạnh tranh độc quyền

Khái niệm

Cạnh tranh độc quyền trong tiếng Anh là Monopolistic Competition.

Cạnh tranh độc quyền là đặc trưng của một ngành công nghiệp trong đó nhiều công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau, nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. 

Rào cản gia nhập và rút lui trong một ngành cạnh tranh độc quyền là thấp, và các quyết định của một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh. 

Cạnh tranh độc quyền có liên quan chặt chẽ đến chiến lược kinh doanh khác biệt hóa sản phẩm.

Bản chất của cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một nền tảng trung gian giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo, và kết hợp các yếu tố của chúng. Mọi công ty trong cạnh tranh độc quyền đều có sức mạnh thị trường tương đối thấp như nhau và đều là người quyết định giá. Các công ty có xu hướng quảng cáo mạnh mẽ.

Cạnh tranh độc quyền là một hình thức cạnh tranh đặc trưng của một số ngành công nghiệp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ nhà hàng, tiệm làm tóc, quần áo và đồ điện tử.

Ví dụ về cạnh tranh độc quyền

Minh họa các đặc điểm của cạnh tranh độc quyền qua ví dụ về các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.

Số lượng các công ty

Khi một người đến hàng tạp hóa, người đó sẽ thấy rằng bất kì mặt hàng tẩy rửa nào- như nước rửa bát, xà phòng rửa tay, bột giặt, chất khử trùng, v.v... - đều có một vài loại. Đối với mỗi món hàng cần mua, có đến 5-6 sản phẩm của các công ty khác nhau để lựa chọn.

Khác biệt hóa sản phẩm

Bởi vì tất cả các sản phẩm đều có cùng chức năng, người bán có tương đối ít lựa chọn để phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau. Có thể có những mặt hàng giảm giá" có chất lượng thấp hơn, nhưng rất khó để biết liệu các mặt hàng giá cao có thực sự có tốt hơn không. 

Cạnh tranh độc quyền có xu hướng dẫn đến thực hiện nhiều hoạt động marketing vì các công ty cần phân biệt các sản phẩm tương tự nhau. Một công ty có thể lựa chọn hạ giá sản phẩm, công ty khác chọn tăng giá và sử dụng bao bì nhấn mạnh chất lượng. Trên thực tế, các sản phẩm trên có thể đều có hiệu quả như nhau.

Quyền định giá

Các công ty trong cạnh tranh độc quyền là người quyết định giá, không phải người chấp nhận giá. Tuy nhiên, quyền định giá danh nghĩa của chúng được bù đắp bởi thực tế là nhu cầu cho các sản phẩm của họ có độ co giãn giá cao. Để có thể tăng giá, các công ty phải có khả năng phân biệt sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh.

Độ co giãn của cầu theo giá

Nhu cầu đối với các sản phẩm trong cạnh tranh độc quyền rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cả. Nếu chất tẩy rửa yêu thích của một người đột nhiên tăng giá hơn 20%, có lẽ người đó sẽ không ngần ngại chuyển sang một sản phẩm thay thế.

Lợi nhuận kinh tế

Trong ngắn hạn, các công ty có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế vượt mức thông thường. Tuy nhiên, vì rào cản gia nhập thấp, các công ty khác có động lực thâm nhập thị trường, làm tăng sự cạnh tranh, cho đến khi lợi nhuận kinh tế chung bằng không. 

Quảng cáo

Các công ty trong cạnh tranh độc quyền dành lượng lớn nguồn lực cho quảng cáo và các hình thức marketing khác. Khi có sự khác biệt thực sự giữa các sản phẩm của các công ty khác nhau, mà người có thể không nhận thức được, những khoản chi này có thể hữu ích. 

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.