|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain) là gì? Tầm quan trọng đối với xã hội

11:58 | 10/10/2019
Chia sẻ
Chuỗi giá trị toàn cầu (tiếng Anh: Global Value Chain) là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.
chuỗi giá trị toàn cầu

Chuỗi giá trị toàn cầu

Khái niệm

Chuỗi giá trị toàn cầu trong tiếng Anh là Global value chain

Dựa trên quan điểm của Michael Porter, năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ là Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm:

"Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng".

Bản chất của chuỗi giá trị toàn cầu 

Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kì doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Nhưng tiếp cận phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. 

Một chuỗi giá trị toàn cầu được phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và không gian địa lí khác nhau. Chẳng hạn, một chiếc máy tính sử dụng lao động và vật liệu từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều nước khác nhau, được lắp ráp ở một nước khác, được thiết kế và cuối cùng được bán ở nhiều nơi khác nữa. 

Chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi giá trị đặc biệt mà lợi ích được phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và trải rộng qua một số khu vực, quốc gia. 

VD: Một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và may đo ở Việt Nam. Đây là ví dụ đơn giản về chuỗi giá trị toàn cầu nhằm kết hợp lợi thế riêng của mỗi doanh nghiệp trong từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm có nhiều ưu điểm nhất. 

Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu 

Chuỗi giá trị toàn cầu có hai dạng là chuỗi giá trị ngắn và chuỗi giá trị dài. 

Chuỗi giá trị ngắn thường xảy ra trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thô thông qua khai thác - sơ chế - thương mại - tiêu thụ. 

Chuỗi giá trị dài thường được chú trọng từ khâu thiết kế, marketing,.. mới định ra các khâu của chuỗi. Các sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm công nghệ cao,... thường áp dụng chuỗi giá trị từ các khâu nghiên cứu phát triển - vệ tinh chế tạo - sản xuất và lắp ráp - marketing - phân phối - tiêu thụ. 

Hàm ý của chuỗi giá trị toàn cầu với xã hội

Chuỗi giá trị toàn cầu cần được sự quan tâm của nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Chuỗi giá trị toàn cầu bao quát về mặt không gian, phân chia về mặt tổ chức và có tính năng động cao, khiến cho khó xác định vị trí và triển vọng của một chủ thể nào đó. 

Vì vậy, nó cũng quan trọng trong việc giúp cho người làm kinh tế, các doanh nghiệp, người lao động và người làm chính sách hiểu sâu hơn về sự vận hành các chuỗi giá trị toàn cầu trong những trường hợp cụ thể và có công cụ giúp dự báo xem chúng có thể thay đổi như thế nào qua thời gian. 

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhỏ ở một quốc gia đang phát triển, một nhà quản lí trong doanh nghiệp đó và các nhà lập pháo địa phương tập trung phát triển kinh tế bền bững sẽ đều thu được lợi ích từ việc quan tâm đến năng lực so sánh với những chủ thể khác, cả ở trong khu vực đó hay trên toàn cầu, trong các chuỗi mà họ tham gia hoặc hi vọng sẽ tham gia. 

(Theo Giáo trình Kinh doanh thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.